Như bong bóng nước
Nguyễn Thế Hoàng
Tình cờ tôi gặp lại Khiêm trong cuộc biểu tình của cộng đồng người Việt tị nạn phản kháng đoàn văn công Việt cộng trong nước ra trình diễn tại thành phố này. Tôi cũng như mọi người cầm hai lá cờ Việt - Mỹ đưa lên cao phất qua phất lại, miệng cùng hô to những khẩu hiệu phản đối. Đám đông người cuồn cuộn khí thế dâng cao :"Đả đảo bọn văn công phản động Việt cộng". Đả đảo ! " Đả đảo kế sách giao lưu văn hóa của Cộng sản Việt Nam". Đả đảo ! "Đả đảo nghị quyết 36 bịp bợm trơ tráo của tập đoàn Bắc bộ phủ Hà Nội". Đả đảo ! Cương quyết tiêu diệt âm mưu đánh phá Cộng Đồng người Việt tị nạn tại hải ngoại của ác quyền Cộng sản". Cương quyết ! và...đả đảo...đả đảo...! Từng lớp người tràn lên bao vây chung quanh hội trường trình diễn. Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, cờ Hoa Kỳ, biểu ngữ rợp trời tạo khí thế sôi động cho cuộc biểu tình đang chống đối rầm rộ.
Trời đang về chiều. Xe cộ trên các con đường gần hội trường dày đặc, chậm lại. Người trên xe rảo mắt quan sát, tò mò nhìn đoàn biểu tình đang hăng say tẩy chay cái nghị quyết 36 đàn áp, lăm le nhuộm đỏ cộng đồng người Việt tị nạn hải ngoại của bè lũ cộng Việt.
Kể từ lúc tôi vừa thoáng thấy Khiêm lẩn khuất trong đám đông, nét mặt Khiêm đang có vẻ cau có, bực bội điều gì đó. Lòng tôi ngỡ ngàng kỳ lạ, khí thế đãu tranh trong tôi chùng hẳn xuống. Tôi cảm thấy hụt hẫng mất tự nhiên. Tôi lẩm bẩm một mình. Thế nghĩa là gì, có nên gặp mặt Khiêm hay không ? Tại sao Khiêm lại ở đây? Nếu anh ta ở thành phố này thì tôi cũng có thể gặp rồi. Hay là...
Ý nghĩ thoáng qua bị cắt đứt khi Khiêm đột ngột đứng trước mặt tôi :
- Bất ngờ anh thấy em ! Thục Nhi ! Thục Nhi ! Em đang ở thành phố này sao ?
Tôi nhìn Khiêm trân trối vừa xúc động, lại không biết mình đang vui hay buồn trong bối cảnh ngỡ ngàng này. Tôi giữ lòng bình thản, không lộ cảm xúc hiện ra nét mặt.
Khiêm lại vồn vã :
- Anh không ngờ và rất mừng được gặp em ở đây. Em tham dự biểu tình hả ?
Nghe câu hỏi, tôi như đang bừng tỉnh, vặn lại :
- Còn anh ? Anh đang làm gì đây ? Sao anh lại hỏi ? Anh không biểu tình hay sao ? Anh đang ở đâu và làm gì ?
Khiêm cười, nét mặt kênh kiệu :
- Anh đãy à !? Chuyện của anh thì khác. Gặp em như anh mong đợi từ lâu, anh nhớ hai đứa con. Hơn ba mươi năm rồi còn gì, Thục Nhi ?
Tôi bĩu môi, gằn từng tiếng :
- Lạ lùng thật ! Anh còn nhớ đến con nữa sao ? Anh bỏ rơi chúng nó bao nhiêu năm trời ! Anh đâu còn trách nhiệm làm cha chúng nó, anh Khiêm ? Em nói thật, tự anh đánh mất thiên chức cao quí ấy. Đừng nghĩ đến chuyện con cái, em nghĩ anh chẳng còn xứng đáng.
Nói xong, tôi cảm thấy lòng nhẹ hẳn như đã giải tỏa được niềm uẩn ức trong lòng ấp ủ bao nhiêu năm. Nét mặt Khiêm mờ nhạt, biến sắc :
- Anh xin lỗi em. Anh xin lỗi. Dù sao chăng nữa, anh muốn nhìn thấy mặt con để biết chúng nó ra sao. Anh là cha của các con, em đành lòng không cho anh gặp ?
- Em đã nói, anh cần gì phải nghĩ đến con.
Giọng Khiêm đầy van lơn :
- Em trách cứ anh là quyền của em. Chuyện ngày xưa là do lỗi hai người. Em vui lòng cho anh gặp con. Anh hứa chỉ một lần thôi, không phiền em nữa.
Tôi thấy Khiêm cũng đáng tội nghiệp, nên dịu giọng nói với anh :
- Được rồi. Em dành cho anh một lần thăm con. Đây là địa chỉ nhà em, nếu rảnh anh đến. Anh phải cho em biết hiện nay anh ở đâu, đang làm gì, và đến Mỹ lúc nào ?
Khiêm cười thật tươi, chộp lấy địa chỉ vừa lúc có hai người đàn ông Việt Nam chạy ào tới nắm tay Khiêm kéo đi hối hả :
- Nhanh chân lên Khiêm. Không khéo chết cả lũ bây giờ. Lẹ lên !
Cả ba lẩn nhanh vào đám đông mất dạng. Đoàn biểu tình càng lúc càng sôi động. Tôi đứng tần ngần trong tâm trạng sững sờ mờ mịt....Lòng cứ ngẩn ngơ hối tiếc trong giây phút mủi lòng, chưa rõ ngọn ngành, đột nhiên lại đem trao địa chỉ cho Khiêm.
Tôi lấy chồng năm 22 tuổi khi tôi đang học năm cuối đại học Văn khoa Saigon. Ra trường tôi xin được một việc làm tại Bộ Ngoại Giao. Tôi thông thạo hai ngoại ngữ Anh, Pháp. Cũng đã hai lần tôi được đi tu nghiệp chuyên môn ở ngoại quốc. Ngay thời trung học, lên đại học và sau khi có chồng, đi làm việc, mọi người đều khen tặng tôi là hoa khôi. Thật tình mà nói ai cũng khen tôi rất chuẩn mực về công dung ngôn hạnh, và tôi hãnh diện điều đó. Nhờ trời, cha mẹ đã tạo cho tôi một khuôn mặt khả ái, đằm thắm, sóng mủi dọc dừa, đôi mắt đen long lanh "có khói", đôi môi mọng đỏ quyến rũ "có hồn", phong cách ăn nói hồn nhiên, duyên dáng, giọng nói nhỏ nhẹ êm ái ngọt ngào dễ dàng thuyết phục người đối diện. Với cơ thể có làn da trắng mịn màng rộ nét những đường cong "trời phú" đã khiến bao kẻ si tình ngẩn ngơ. Tôi biết sử dụng thành thạo đàn piano, biết kéo violon. Tôi có giọng hát ngọt ngào cao vút đã làm cho những trái tim rung động, hâm mộ và đắm say.
Khiêm, chồng tôi là một người đàn ông đẹp trai, hào hoa, phong độ, trí thức khoa bảng. Anh là một viên chức cao cấp ở một Bộ khác, lương bổng cao nuôi sống dư dả trong gia đình. Chúng tôi có hai con, một trai, một gái, rất ngoan ngoản dễ thương, thông minh và học hành chăm chỉ. Chúng tôi có xe hơi riêng, có nhà lầu, tiền bạc nhiều được gởi trong ngân hàng, cuộc sống đầy đủ, điều mà mọi người hằng mơ ước.
Đứng bên ngoài nhìn vào với một nhản quan chuẩn mực, ai cũng đánh giá gia đình tôi trí thức, cuộc sống phong lưu hạnh phúc. Người ta chỉ biết được cái bề ngoài cuộc sống phong lưu ấy, nhưng bên trong là một ngôi nhà mồ hoang lạnh đã chôn vùi nguồn hạnh phúc ước mơ thời con gái và tuổi trẻ của tôi sau khi lấy chồng qua nhiều năm tháng buồn nhiều hơn vui.
Khiêm chỉ muốn tôi là "con búp bê đẹp đặt trong lồng kính" không hơn không kém. Anh chỉ muốn tôi ở nhà, không muốn tôi đi làm, không muốn tôi giao du với thế giới bên ngoài, không muốn tôi phát triển khả năng và bản tính học hỏi cầu tiến của tôi, không muốn ai đó nhìn thấy tôi, để ý đến tôi, nói chuyện thân tình với tôi. Tôi không phải nhu nhược, là một phụ nữ Việt Nam đoan trang tiết hạnh sống trong một gia đình lễ giáo nghiêm khắc đã ràng buộc tôi không nên làm một điều gì gây tổn hại đến thân danh mình, đến gia đình, đến cha mẹ anh chị em, đến thân bằng quyến thuộc, nhất là phương hại đến uy tín của chồng.
Cam tâm, nhẫn nhục, và an phận tôi phải trả một giá quá đắt trước thói ghen tuông, lòng ích kỷ, sự độc đoán vô lý của Khiêm, cho dù tôi có giải thích, phân trần đúng sai, cho sự tự do có giới hạn của một người đàn bà có chồng. Điều ấy hiển nhiên Khiêm không bao giờ tin ở tôi, không bao giờ chấp nhận những suy nghĩ, những phân trần chính đáng của tôi, không bao giờ chấp nhận sự tự do có mức độ của tôi đang sống trong gia đình và ngoài xã hội. Đã vậy, chồng tôi luôn luôn chụp mũ tôi đủ mọi cách và còn áp đặt, thêm bớt mọi điều mà anh ấy muốn. Là viên chức Bộ Ngoại Giao, vì ngoại hình khả ái, hấp dẫn "có lửa" của tôi, vì khả năng ăn nói thành thạo ngoại ngữ và lời nói, giọng nói nhẹ nhàng êm ái, khoan thai, tôi thường được dự những buổi tiếp tân các chính khách ngoại quốc công du đến Việt Nam. Tôi được bắt tay, choàng vai họ theo phép lịch sự tây phương. Đôi khi tôi phải khiêu vũ vì những lời mời mọc lịch sự của vài chính khách trong dạ tiệc. Hoặc có ai đó nhìn tôi, khen tôi đẹp, tươi cười niềm nở rằng tôi là giai nhân tuyệt sắc, là sắc nước hương trời, giá mà yêu được là một diễm phúc đâu dễ nào tìm được, để mà có thể đổi cả cơ ngôi sự nghiệp mà không hối tiếc. Chỉ có bao nhiêu đó thôi, có thể là Khiêm thấy, hoặc anh nghe kể lại, thế là tôi lảnh đủ. Nào là những nhiếc mắng đàn bà lang chạ, lăng loàn không biết nhục đi kèm những trận đòn "thượng cẳng chân hạ cẳng tay" đau đớn ê chề. Trong thâm tâm tôi hiểu rằng những thể hiện qua hành động và lời nói của anh đối với tôi như vậy, có nghĩa là tôi đang bị áp đặt, chụp mũ là một người đàn bà có chồng sinh thói lẳng lơ lang chạ phải được xứng đáng nhận lảnh sự nguyền rũa và đấm đá của chồng. Tôi đã đau xót vì những suy nghĩ chụp mũ mà chồng đã tặng cho tôi thật hết sức điếm nhục khi mà mình không phải như vậy.
Từ khi lấy anh cho đến ngày chấm dứt tôi chỉ biết cố gắng chịu đựng cũng vì nhân cách và danh dự của mình, của chồng, cũng vì gia đình, thân nhân, dòng họ, và cũng vì chưa muốn phá vỡ cơ ngơi hạnh phúc gia đình tôi đã tạo nên, trong đó có hai đứa con của tôi. Sự chịu đựng từ khi chúng tôi sống chung với nhau, cứ tưởng là Khiêm yêu tôi tha thiết ngay từ ban đầu. Đó là suy nghĩ sai lầm vì chính Khiêm có bao giờ yêu tôi đâu qua nhiều năm chung sống. Ở anh chỉ có ích kỷ, độc đoán và ghen tuông. Anh ghen một cách quá đáng ngay cả trong quá khứ trước khi tôi đến với anh. Anh ghen khi có ai đó nhìn tôi tươi cười niềm nỡ và ai đó cũng có thể bị anh ta hạch hỏi, còn có thể gây sự. Thật tôi không hiểu được anh. Tôi không hiểu tại sao tôi phải đau khổ cho duyên phận của tôi. Hoặc đó chính là món nợ tiền kiếp tôi phải trả. Nếu như thế, thì Trời hãy để cho tôi được sinh ra là một cô bé quê nghèo khổ, thất học, đần độn ở một hang cùng xó xỉn nào đó, cho cuộc sống của tôi được tự do thanh thản bên ruộng lúa, nương khoai sớm nắng chiều mưa. Giá trị làm người của cô bé quê đó còn cao hơn, vinh dự hơn thân phận của tôi hiện tại. Đã nhiều lần tôi có suy nghĩ chuyển đổi cuộc sống, phá bỏ duyên phận làm lại từ đầu, nhưng lòng chưa dứt khoát cũng vì đời con gái lớn lên chỉ một lần xuất giá, cũng vì hai đứa con để được có cha nên phải cắn răng chịu đựng bản tính độc đoán, ích kỷ, ghen tuông của chồng. Cũng có thể mang tiếng chồng bỏ chồng chê hay bỏ chồng theo trai thật là điếm nhục. Bạn bè dèm pha dị nghị nghĩ xấu về mình. Búa rìu dư luận độc ác sẽ quật ngã tôi từng chặng đường nguy ngập. Cha mẹ, anh chị em, người thân sẽ phải buồn phiền cho tôi mang nỗi bất hạnh, cho mình cam tâm gánh chịu không dám thố lộ cho bất cứ một ai để nhận sự an ủi, chia xẻ kể cả người thân trong gia đình.
Đến công việc xảy ra vào một buổi chiều tan sở khi chiếc xe hơi của tôi ngoài bãi đậu bị xẹp bánh. Tôi loay hoay không biết tính sao vì phải nôn nóng về nhà sớm lo cơm nước còn phải đi dạy Anh văn lớp đêm tại Trung tâm Sinh Ngữ thì gặp ông Bob một Tùy Viên Tòa Đại Sứ Mỹ tại Saigon thường đến liên lạc công việc tại Bộ Ngoại Giao mà tôi đã quen. Trước tình huống ấy, ông Bob đề nghị để ông ta đưa tôi về nhà bằng xe của ông. Tôi chấp thuận không do dự vì nghĩ rằng chẳng có gì phiền phức.
Khi xe về đến nhà, tôi thấy Khiêm đang đứng trước thềm nhà như có ý chờ tôi. Ông Bob ngừng xe và lịch sự xuống mở cửa xe cho tôi. Tôi giới thiệu Khiêm với ông Bob, nhưng Khiêm vẻ mặt lầm lì, không chào hỏi, bỏ quay vào garage lấy xe đi, khiến tôi vừa uất nghẹn, vừa xấu hổ với người bạn ngoại quốc.
Đến chín giờ tối Khiêm mới về, nặc nồng mùi rượu, mặt đỏ lừ lừ. Từ trước đến giờ anh chưa bao giờ uống rượu nhiều như thế. Khi vừa thấy tôi, Khiêm xà tới nắm tay tôi giật mạnh, tay kia tát vào hai bên má của tôi túi bụi nổi đom đóm khiến tôi không còn thấy gì nữa. Rồi anh đá, anh đạp vào người tôi, anh xô mạnh tôi té chúi nhủi vào tủ kính vỡ tung ra, miệng Khiêm gầm từng tiếng :"Em là con đĩ...Em có phải là con đĩ không ? Anh không cho tôi hỏi han, không cho tôi lời giải thích, phân trần điều gì. Thật tệ hết sức. Tôi mê man bất tĩnh sau trận đòn thừa chết thiếu sống thật dã man ngay tối hôm đó do từ ghen tuông, ích kỷ của anh. Tôi đi bác sĩ mình mẩy tay chân bị tím bầm, tổn thương cả thân xác và tinh thần thật khủng khiếp.
Kể từ đêm hãi hùng rùng rợn có một không hai trong đời tôi, tôi quyết định chia tay và dẫn hai đứa con dại về nhà cha mẹ ở Cần Thơ, bỏ lại tất cả cơ ngơi mà tôi đã ra sức tạo nên kể từ khi tôi sống với Khiêm. Cha mẹ, anh chị em tôi đều nói đã gặp chồng vũ phu thì bỏ càng sớm càng tốt, sao tôi không quyết định ngay, để đến giờ này bị đánh đá tàn nhẫn mới chịu buông ra. Cũng vì tôi lo ngại điều bất hạnh của tôi là nỗi ám ảnh đau đớn dằn vặt trong lòng người thân, còn làm vẩn đục gia phong nề nếp.
Từ thuở nhỏ sống trong gia đình cha mẹ, đến khi lấy chồng tạo dựng sự nghiệp, nhà cửa, vật chất đều được chồng lo toan mọi bề, đầy đủ, sung túc chưa bao giờ tôi cảm thấy thiếu thốn hoặc phải lo nghĩ gì cả. Giờ ra khỏi nhà mới nhận biết rằng đã mất tất cả, bao nhiêu khó khăn vất vã sẽ đến với tôi trong cuộc sống mà tôi đang đối mặt. Nhưng không sao, chỉ là chao đảo lúc đầu. Một người đàn bà có nghị lực, có bản lĩnh, đức tính tự lập, một công việc làm ổn định, bên cạnh người thân, bạn bè tiếp tay, tôi dần hồi phục, và ổn định. Tôi đã tự biết và xác định cho mình một vị thế trong xã hội.Tôi phải sống vì bản thân tôi, vì con tôi, vì người thân yêu, không tội tình gì để phải thành vật hy sinh cho một người đàn ông vũ phu hành hạ, làm thân phận tôi đòi, biến nhan sắc, cơ thể mình để họ hưởng thụ và dày xéo. Tôi phải sống theo cuộc sống tự chọn, để mình không còn bị áp đặt chỉ là "con búp bê đẹp trong lồng kính". Hạnh phúc chính trong đôi tay mình để bước tới ngày một vững vàng, xóa tan búa rìu dư luận người đời dèm pha tôi như thế này thế nọ hết sức độc ác.
Sau gần một năm "ra riêng" nhờ trời tôi không bị ngã qụy giữa dòng. Bản lĩnh đã giúp cho tôi hiểu biết, giúp cho tôi sức mạnh vững vàng, tạo cho tôi cuộc sống đầy đủ nghị lực hơn, yêu đời hơn và nhân ái hơn.
Cơn bão táp trong gia đình vừa lắng xuống thì biến cố 30.4.1975 bũa chụp xuống miền Nam, chế độ Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ, Việt cộng cưỡng chiếm phần đất tự do áp đặt chế độ cai trị độc tài bằng sắt và máu xuống người dân miền Nam Việt Nam.
Tôi mang hai đứa con di tản trên những chiếc trực thăng đậu tại Tòa Đại Sứ Mỹ chuyển ra Hạm đội ngoài biển khơi trước mấy ngày Việt cộng tràn vào Saigon. Không còn gì nữa, hạnh phúc gia đình tan vỡ, Đất Nước điêu đứng trong cơn dầu sôi lửa bỏng thay người đổi chủ.
Vừa đặt chân lên vùng đất tạm dung tôi dễ dàng hội nhập vào cuộc sống mới trên đất nước người. Được người bạn Mỹ ở Tòa Đại sứ Saigon giới thiệu tôi vào làm cho một công ty xe hơi lớn, phụ trách một số phần hành về hành chánh và nhân viên dưới sự điều hành của một Trưởng Phòng người Mỹ. Công việc chẳng có gi là khó khăn, làm những gì cấp trên giao, vừa làm, vừa học việc. Hai đứa con được đi học. Mua nhà, tậu xe, cuộc sống ngày thêm ổn định.
Những năm sau đó, ngoài giờ lo chén cơm manh áo, tôi tình nguyện giúp thêm việc cho cơ quan thiện nguyện, góp tay giúp đở đồng bàoViệt Nam tỵ nạn đến Hoa kỳ từ các đảo, hoặc các chương trình ra đi có trật tự. Lo công ăn việc làm, chỗ ở, học hành, các loại giấy tờ và thông dịch để mọi người cũng như mình dễ dàng thích nghi cuộc sống mới. Tôi không ngừng ở đó, khi Cộng Đồng và các Hội Đoàn thành lập, tôi dấn thân nhiệt tình với tập thể trong công cuộc đãu tranh giải thể chế độ Cộng sản tại quê nhà. Nơi nào có sinh hoạt đãu tranh tôi luôn có mặt để góp sức mình vào sức mạnh tập thể. Tôi lấy công việc làm niềm vui, nuôi nấng dạy dỗ hai đứa con thân yêu làm nguồn hạnh phúc, chăm sóc bản thân, trau dồi kiến thức, tiếp xúc đàm đạo với bạn bè, đọc sách, xem phim, nghe nhạc, khiêu vũ...làm nguồn vui riêng tư cho chính mình. Tôi cảm nhận đời sống vẫn còn đáng yêu vô cùng mà trước đây bên Khiêm tôi hoàn toàn như không có.Tôi giữ tình cảm mình thăng bằng, có chừng mực khi phải tiếp xúc đối diện với phái nam, những người thường bám sát vòi vĩnh tình yêu. Nhưng thật sự họ đã thất vọng vì tôi. Như con chim bị đạn thấy cây cong là sợ. Sợ sẽ phải bị dập vùi theo vết xe cũ. Những ai đó hãy hiểu cho tôi, xin đừng phiền trách tôi. Ngày hai đứa con tôi đổ đạt thành danh, đứa bác sĩ y khoa, đứa kỷ sư cơ khí là nguồn vui vô tận trong thiên chức làm mẹ không gì so sánh nổi. Tôi đã hướng dẫn, giải thích, giúp đở con tôi hiểu thế nào là lòng hiếu thảo, sự biết ơn công cha nghĩa mẹ, thế nào là tinh thần dân tộc, tình yêu quê hương, nguyên nhân và kết quả cuộc chiến tương tàn Quốc Cộng, và mong chúng xứng đáng là những hậu duệ tiếp nối công cuộc đãu tranh cho Việt Nam tự do của thế hệ đi trước.
Đời sống tỵ nạn của tôi trên xứ người hơn 30 năm có vui, có buồn và rất say mê công việc mình làm.Tôi đã dần dần như quên hẳn hình bóng của Khiêm thuở nào. Hình bóng đó đầy ắp độc đoán, ích kỷ, và thói ghen tuông phi lý của người đàn ông chỉ nghĩ rằng " đàn bà con gái đẹp là những con búp bê đặt trong lồng kính không hơn không kém, chỉ biết để nhìn ngắm, chỉ biết để hưởng thụ khi thèm khát". Thiếu tự tin, có máu ghen tuông, nặng lòng ích kỷ xin chớ bao giờ lấy vợ đẹp. Người đàn ông bản lĩnh nếu có vợ đẹp, nên hiểu rằng nếu vợ mình được nhiều người nhìn ngắm, tỏ lời khen tặng hãy xem đó là niềm hãnh diện cho chính bản thân mình. Người đàn bà đẹp là đẹp cho cuộc đời, với mọi người, đâu phải chỉ đẹp cho riêng chồng thôi đâu. Người đàn ông có vợ đẹp phải tự tin vào vợ mình, và chính mình phải tự tin lấy mình thì niềm tin mới trọn vẹn, không nẩy sinh tính ích kỷ, độc đoán và lòng ghen tuông vô lý, cuộc sống sẽ hạnh phúc màu hồng. Càng nghĩ về Khiêm tôi càng buồn cười và không ngờ được. Vậy mà bây giờ Khiêm lại xuất hiện trước mặt tôi...không biết phải tính sao đây..!
Hôm nay chúa nhật không đi làm, tôi ngủ dậy trễ. Đã hơn 9 giờ. Tôi tắm rửa, ăn sáng và ngồi tại phòng khách đọc báo buổi sáng. Bên ngoài một chiếc taxi vừa đổ trước cửa nhà. Nhìn ra, tôi thấy Khiêm xuống xe, trả tiền. Chiếc taxi chạy vút đi, Khiêm vẫn còn đứng lớ ngớ nhìn bảng số nhà như để xác nhận, hai tay sửa lại quần áo. Khiêm ăn mặc tươm tất, veston, cà vạt, giày bóng, nét mặt tươi vui đạo mạo. Hơn ba mươi năm Khiêm trông già giặn, chững chạc, dáng đi vẫn còn phong độ như ngày xưa. Nét tuấn tú, thông minh vẫn đậm nét qua khuôn mặt chữ điền của anh. Con người đó tôi đã một thời yêu, đã trao trọn đời con gái trinh nguyên và đã nhận bao nhiêu sỉ nhục đau đớn. Cho đến bây giờ hơn một phần tư thế kỷ tôi đã không còn giận hờn oán trách Khiêm, vì số phận đã an bài, vì bản tính của một người đàn ông ghen tuông, ích kỷ. Tôi nghĩ giờ có gặp nhau, hãy đối xử như hai người bạn đã vắng nhau lâu ngày gặp lại, cũng để Khiêm thăm hai đứa con. Ý nghĩ đó thúc giục tôi mở cửa, khi Khiêm đã hai lần bấm chuông.
- Anh Khiêm. Em mời anh vào. Tôi đứng nép qua một bên, tươi cười hồn nhiên nhìn anh bước qua cửa.
Khiêm vồn vã :
- Thục Nhi, em khoẻ không ? Chớ giận hờn anh nữa. Những gì ngày xưa hãy xem như một bóng mờ đã đi qua. Quên đi em, Thục Nhi ạ.
Khiêm vừa nói, vừa nhìn tôi từ đầu đến chân. Tôi phân trần :
- Em cảm thấy chẳng còn gì để giận hờn trách móc. Nếu nói là chuyện không nên làm, em nghĩ rằng do từ anh tất cả. Giờ có nói gì đi nữa, chuyện đã rồi. Đồng ý, chúng ta hãy quên chuyện ngày xưa đi anh Khiêm.
Khiêm cười như mếu dường như xúc động sau lời nói của tôi :
- Anh cám ơn em. Em nói đúng. Tất cả lỗi do anh. Lần cuối cùng, anh xin lỗi em. Sau ngày đó, anh vô cùng hối hận, bỏ công đi tìm em và con khắp nơi, em cố lánh mặt không cho anh gặp. Tại sao thế ?
- Em vẫn tha thứ cho anh đãy chứ, em mới nói được như vậy. Ngày đó, em buồn và giận anh vô cùng. Bây giờ thì hết buồn hết giận rồi, em mới tiếp anh và cũng mừng khi anh đã bỏ thì giờ đến thăm mẹ con em. Dứt lời, tôi cười dòn dã. Ấy chết, sau bao nhiêu năm gặp lại nhau cứ đem chuyện cũ ra kể lể, thôi nhé ! xin gác qua một bên. Anh ngồi nghỉ, em đi pha cà phê nóng cho anh, mình còn nhiều chuyện nói với nhau.
Khi tôi mang cà phê, trà nóng ra, Khiêm hỏi nhanh :
- Anh không thấy Thục Nhan, Miên Huy, có lẽ chúng nó ở riêng hả em ?
- Không anh ạ ! Các con vẫn ở với em. Hôm nay chúng nó và bạn bè rũ nhau đi tàu du ngoạn trên biển, ngày mai mới về. Anh Khiêm, nhờ Trời các con đã đổ đạt thành danh, công ăn việc làm ổn định. Chúng cũng lớn tuổi vậy mà chưa chịu lập gia đình cũng chỉ vì sợ mẹ sống một mình cô đơn tội cho mẹ. Anh Khiêm thấy không ? Em nhắc lại, anh có quyền đến thăm các con mặc dù anh chưa tròn trách nhiệm làm cha. Em thiết nghĩ rằng các con có lẽ sẽ không vui khi có sự hiện diện của anh vì chúng nghĩ về anh với những suy nghĩ không mấy tốt.
Khiêm sa sầm nét mặt có vẻ bối rối :
- Vậy thì anh phải như thế nào bây giờ, Thục Nhi, em không thể có ý kiến gì giúp anh được sao ? Em và con cái cứ mãi xa rời anh. Từ bao lâu rồi, anh luôn mong ước có lại gia đình hạnh phúc của chúng mình như ngày xưa, có em, có con. Em có biết không ?
- Chuyện đó em không thể đơn phương giải quyết. Con cái đã khôn lớn, chúng ta hãy tôn trọng những suy nghĩ của các con. Anh hiểu chứ ? Tuy nhiên nếu thấy cần, em cũng có thể quyết định phần nào. Điều em muốn biết là anh đã qua Mỹ hồi nào, bây giờ anh đang làm gì và ở đâu ?
Khiêm hớp một ngụm cà phê, đôi mắt mơ màng trong vài giây có vẻ đăm chiêu suy nghĩ. Khiêm chậm rãi nói :
- Anh đã đi tìm em khắp nơi Thục Nhi ạ ! Anh hết sức đau khổ sau khi hạnh phúc gia đình chúng mình tan vỡ. Từ đó anh sống như người vô cảm. Cũng vì thế cuộc đời của anh không có em cứ xuôi theo những biến chuyển của thời cuộc như em đã biết, để rồi anh chẳng còn biết phải làm sao hơn. Những điều anh nói ra, em có thể sẽ không bằng lòng. Nhưng với em, anh phải nói, vì anh đã tìm được em hôm nay là một sự may mắn mà ông Trời đã ban ơn cho anh. Em cũng đã biết, anh là một viên chức cao cấp của chế độ Việt Nam Cộng Hòa, nhưng chỉ bị tù cải tạo có ba tháng, vì ông chú của anh là một tướng lãnh Việt cộng bảo lãnh anh ra khỏi nhà tù và giới thiệu anh giữ chức phó giám đốc Nhà xuất bản Sao Vàng. Hơn năm năm sau, ông chú anh giới thiệu anh gia nhập đảng Cộng sản và cất nhắc ưu tiên cho anh làm Tổng giám đốc Trung Tâm phát hành sách báo phía Nam từ đó đến nay. Vấn đề là như thế em ạ, cũng chỉ vì sự an nguy cho cuộc sống bản thân, nên anh đành phải dấn thân chấp nhận. Thục Nhi à, em có nên vui mừng cho anh không ?
Tôi mĩm cười nhìn Khiêm như một anh hề đang thú tội :
- Anh bảo em mừng cho anh phải không anh Khiêm ? Em buồn thật tình đó, làm sao em vui mừng được trong lúc anh làm thân trâu ngựa cho bọn ngưu đầu Bắc bộ Phủ. Em nghĩ rằng anh đã hèn kém không đủ bản lĩnh và nghị lực để phấn đấu vượt cơn sóng gió vây hảm đời anh. Không bao giờ em mừng cho anh. Em xin lỗi anh vì đã sử dụng những từ không vừa ý. Bây giờ em mới hiểu sự có mặt của anh trong đoàn biểu tình của người Việt tỵ nạn vừa rồi ! Là như thế ! Anh là đảng viên Cộng sản đang được Việt cộng giao phó công tác trong cương vị của anh vừa nói. Nhìn qua hành động, và lời nói của anh, em xác định rằng anh đang thực thi cái gọi là nghị quyết 36 của cộng sảnViệt Nam tại hải ngoại ?
Nghe tôi hỏi, Khiêm ngẩn ngơ, nhìn tôi không chớp mắt :
- Vậy là em cũng biết nghị quyết 36 của nhà nước Việt Nam. Em cũng đã hiểu và xác định vai trò của anh có mặt trên đất Mỹ. Chỉ là thế chẳng đặng đừng em ạ. Anh xin em đừng nặng lời với anh như thế. Vì hoàn cảnh anh bắt buộc phải sống và làm việc trong gọng kiềm của chế độ. Làm việc cho chúng trên công tác này, nhưng lòng anh chỉ ước mong làm sao có cơ hội được xuất ngoại một lần với ý định duy nhất là đi tìm được mẹ con em.
Nghe Khiêm nói, tôi cười dòn :
- Anh vẫn còn nghĩ đến mẹ con em ? Cám ơn anh. Thời gian qua anh đã làm được gì cho chúng tại hải ngoại ? Nói em nghe.
Khiêm thở dài, kể lể :
- Đoàn công tác gồm khoảng 20 người đã đến Hoa Kỳ hơn ba tháng và đã đi qua một số tiểu bang. Mỗi người một trách nhiệm như chúng đã qui định trong nghị quyết 36. Riêng vai trò của anh là phát triễn giao lưu văn hóa cùng khắp. Anh có trách nhiệm điều nghiên, tìm hiểu, đúc kết để lập đề án xuất cảng ào ạt văn hóa phẩm, tài liệu cho đồng bào hải ngoại học tập, nghiên cứu, trau dồi kiến thức, cổ động mọi người đem tài năng, tiền bạc về xây dựng đất nước. Nhưng ba tháng qua, công tác không đạt được kết quả tối thiểu nào. Do đó, ai ai cũng buồn và chán nản gần như muốn bỏ cuộc, riêng anh lại càng buồn chán hơn nữa, vì đã đi qua một số tiểu bang hỏi han tìm kiếm tin tức mẹ con em, nhưng chẳng được gì. Chỉ như thế em ạ.
Ngẫm nghĩ những lời Khiêm vừa nói trong thái độ thành thật, tôi có ý cũng không đến nổi chê trách anh. Nhưng nhân cơ hội này tôi cũng muốn giải bày cho anh hiểu thêm hầu tạo cho anh một cái nhìn thông thoáng mà chế độ Hà Nội đã tuyên truyền nhồi nhét để dễ bề cai trị. Tôi nói :
- Anh Khiêm à, trước hết em xin lỗi anh, vì em phải nói, và em nói thì anh phải nghe nhé ! Đừng giận em. Anh đừng bao giờ ngủ quên trên sự tuyên truyền bịp bợm của Việt cộng. Giọng điệu phách lối và sự lượng định sai lệch về Cộng đồng người Việt tỵ nạn ở hải ngoại này của tập đoàn Hà Nội chỉ là một ảo tưởng mơ hồ hết sức buồn cười trơ trẽn. Để rồi họ biến cái nghị quyết 36 đang trở nên có hiện tượng dị ứng khơi động mạnh mẽ thêm tinh thần chống Cộng hăng say của Cộng đồng người Việt tị nạn anh Khiêm à ! Anh đừng ngây thơ nhúng tay vào lửa, vào máu. Em nói cho anh Khiêm hiểu lập trường chống Cộng và sức mạnh đoàn kết của người Việt hải ngoại vững như bàn thạch. Những ai manh tâm phát triễn và xây dựng để áp đặt cái nghị quyết 36 lỗi thời lên đồng bào tị nạn hải ngoại do "bọn đỉnh cao trí tuệ" Hà Nội chủ xướng đều bị diệt ngay từ trong trứng nước. Anh cũng đã nhìn thấy sức mạnh và sự đoàn kết của Cộng đồng người Việt trong cuộc biểu tình chống bọn văn nô của các anh vừa rồi đó sao ? Anh hãy tin và hiểu rằng cái nghị quyết 36, kể cả cái Pháp lệnh Tôn giáo Tín ngưỡng không hơn gì cái bong bóng nước, chỉ nổi lên chao qua chao lại rồi vỡ tan ngay, không tồn tại, không nhầm nhò gì. Em nói cho anh biết rằng Cộng đồng người Việt hải ngoại được xem như là một nước Việt Nam tự do, mà biểu tượng là lá cờ vàng ba sọc đỏ, đang hiện diện khắp nơi và đang hổ trợ mạnh mẽ đồng bào quốc nội vùng lên. Anh phải hiểu và nhớ rằng cái đảng Cộng sản của các anh đã và đang rệu rạo sắp vỡ tan như bong bóng nước vì tham nhũng, vì độc tài chuyên chế, vì sự ngu dốt lạc hậu, bất tài. Em khẳng định với anh rằng chế độ Nhà Nước Việt cộng của anh sắp bị bứng gốc tan vỡ trong ngày gần đây. Anh Khiêm, dù sao anh cũng là chồng của em cho dù đã không còn sống với nhau, nhưng em vẫn mến và kính trọng anh. Trong bối cảnh chẳng đặng đừng, anh đã phải bắt buộc nhúng tay góp thêm tội ác cho chế độ Việt cộng. Em hy vọng anh đã có được những suy nghĩ đứng đắn, và từ bỏ xa lánh chúng. Anh Khiêm, anh nên nghe theo em, đó là sự thật mà em nghĩ rằng anh cũng đã hiểu. Em tin chắc rằng anh làm được.
Tôi ngừng nói, để những gì tôi nói được thấm vào người chồng cũ của mình đang là một nạn nhân của thời cuộc. Khiêm ngồi đăm chiêu, thở dài, hồi lâu anh mới nói :
- Anh không buồn trách em. Anh hiểu và còn hiểu biết nhiều hơn nữa những gì em vừa nói. Hơn ba tháng ở trên đất nước này anh đã nghe, đã thấy, đã đọc, đã xem và đã so sánh giữa hai thái cực những thực hư, đúng sai để tìm hiểu. Thật ra anh đâu có muốn đánh bóng chế độ Việt cộng. Anh làm việc cho họ cũng chỉ vì sự an nguy tính mạng, và chờ đợi cơ hội thoát thân. Làm việc cho chúng, nhưng thâm tâm anh luôn kết tội chúng là chế độ phi nhân, tàn bạo nhất thế kỷ. Và đúng như em nói, người Việt hải ngoại đoàn kết vững chắc khó lòng lay chuyển lôi kéo được họ. Anh đã chứng kiến những sự phản đối tẩy chay, những biểu tình rầm rộ, không khoan nhượng của các cộng đồng người Việt mà anh đã đi qua, mặc dù có sự hướng dẫn của các cơ sở cán bộ nằm vùng, anh cũng như các anh em đều trơ trẻn, lố bịch khi phải đối diện với nhiều tầng lớp đồng bào tỵ nạn, lắm lúc còn nếm mùi trứng thúi, cà chua, không còn làm ăn gì được cả. Anh cảm thấy công việc họ giao để thực thi các điều khoản của nghị quyết 36 luôn nhận những thất bại chua chát.và đúng như em nói chẳng khác nào như cái bong bóng nước lăn tăn giữa dòng nước trong cơn mưa.
Dứt lời, Khiêm tỏ ra mệt mỏi, rồi thở dài im lặng. Tôi mĩm cười :
- Anh nói thực lòng đãy chứ anh Khiêm ?
- Em vẫn chưa tin anh sao ? Thục Nhi ạ, dù sao chúng mình đã một thời sống bên nhau, đầu ắp tay gối, vui buồn bên nhau, em hiểu anh nhiều chứ ! Với anh, trải dài những năm tháng bắt buộc làm việc cho chúng cũng chỉ vì mục đích tạo cơ hội để đi tìm cho được em và con. Nếu chưa tìm được em và con, anh nuôi ý định cứ vẫn tìm kiếm và sẽ ở lỳ mãi trên xứ này cho đến khi tìm được mẹ con em. Bây giờ tìm được em, anh đang có lại tất cả Thục Nhi ạ. Anh dứt khoát xa lánh chúng và không bao giờ trở lại Việt Nam trừ khi không còn bóng dáng cộng sản trên quê hương. Em hãy tin anh. ? Em chấp nhận sự có mặt của anh bên em và con chúng ta không ?
Lòng tôi cảm thấy vui khi nghe trọn tâm sự của người chồng cũ. Tôi có thể tin anh. Tôi thương cho anh đã hơn ba mươi năm không chung sống bên nhau. Tôi phải làm một điều gì để giúp Khiêm. Tôi an ủi :
- Em không trách cứ anh. Em thông cảm và hiểu những khó khăn giữa một xã hội nhiễu nhương đen tối. Anh an tâm. Nghe em hỏi, cuộc sống của anh như thế nào trong thời gian không có em ?
- Buồn nhiều hơn vui. Có gì mà vui khi em và con không còn ở bên anh. Anh thật vô duyên và hết sức hối hận vì bản tính ghen tuông ích kỷ một cách cuồng dại của mình.
- Em thông cảm và không còn gì thắc mắc giận hờn anh.
Nghe tôi nói, Khiêm tỏ lộ nét vui mừng, ánh mắt âu yếm cố hửu quen thuộc của anh mà tôi đã nhìn thấy và có được ngày nào, đang nhìn tôi đắm đuối. Giây phút trôi qua, anh nói :
- Niềm mong ước của anh bao nhiêu năm qua, ngày hôm nay anh được toại nguyện trước tấm lòng bao dung, tha thứ của em. Anh cám ơn em Thục Nhi ạ
Tôi nói thêm như nhắc nhở anh :
- Người đàn ông bản lĩnh khi có vợ đẹp nên hãnh diện vợ mình được người khác khen tặng. Nếu ích kỷ, ghen tuông, độc đoán thì đừng bao giờ lấy vợ đẹp. Anh biết không, em đã đau khổ triền miên bên anh vì bản tính ích kỷ hẹp hòi đó.
- Anh hiểu.
- Ngày tháng miệt mài lo toan cuộc sống, em già rồi, đâu còn gì để anh phải ghen tuông, ích kỷ nữa anh Khiêm ?
- Nhìn em, anh thấy em chẳng có gì thay đổi. Anh hứa rằng, kể từ hôm nay cuộc đời anh sẽ thay đổi toàn diện để không phụ lòng tin và sự qúy mến của em.
Tôi nở nụ cười mãn nguyện :
- Em sẽ giúp anh. Em sẽ thuyết phục Thục Nhan và Miên Huy chấp nhận anh. Em nghĩ các con cũng vui vẻ vì chúng cũng ước muốn có một người cha để khỏi phải tủi thân.
Những ngày sau đó, tôi chấp nhận Khiêm khởi sự về sống bên tôi và hai con và tạo cho anh một cơ hội làm lại những gì đã mất mát và sai lầm. Anh đã thuyết phục đồng thời giúp sức một số người trong nhóm bỏ Đảng, bỏ công việc để ở lại Hoa Kỳ xin tỵ nạn chính trị và tạo dựng cuộc sống mới. Từng ngày tháng Khiêm đã giúp cho Cộng Đồng người Việt hiểu thêm được những âm mưu đánh phá của địch qua cái nghị quyết 36 và điểm mặt những phần tử địch ngấm ngầm hoạt động đang ẩn núp mai phục trong những nơi có người Việt tỵ nạn cư ngụ.
Đối với Thục Nhan, Miên Huy, tôi cứ ngỡ chúng nó mặc cảm xa lánh Khiêm, trái lại, hai con tôi rất thân thiện và luôn quấn quit bên cha không rời một bước. Hạnh phúc gia đình tôi được vun vén bồi đắp lại . Con tôi có đủ cha mẹ để không phải tủi thân. Chúng nó rồi sẽ lập gia đình riêng không còn sợ để mẹ sống cô đơn như trước đây. Tôi không còn miệt mài lo toan đời sống trong cô đơn trên xứ người. Tất cả đều đã có chồng tôi đảm đang. Bên cạnh ấy, tôi và Khiêm vẫn tiếp tục dấn thân làm những việc lợi ích cho Cộng Đồng và cho quê hương Việt Nam thân yêu trong niềm mong ước và hy vọng chung của Dân Tộc.-
Nguyễn Thế Hoàng
.
Tình cờ tôi gặp lại Khiêm trong cuộc biểu tình của cộng đồng người Việt tị nạn phản kháng đoàn văn công Việt cộng trong nước ra trình diễn tại thành phố này. Tôi cũng như mọi người cầm hai lá cờ Việt - Mỹ đưa lên cao phất qua phất lại, miệng cùng hô to những khẩu hiệu phản đối. Đám đông người cuồn cuộn khí thế dâng cao :"Đả đảo bọn văn công phản động Việt cộng". Đả đảo ! " Đả đảo kế sách giao lưu văn hóa của Cộng sản Việt Nam". Đả đảo ! "Đả đảo nghị quyết 36 bịp bợm trơ tráo của tập đoàn Bắc bộ phủ Hà Nội". Đả đảo ! Cương quyết tiêu diệt âm mưu đánh phá Cộng Đồng người Việt tị nạn tại hải ngoại của ác quyền Cộng sản". Cương quyết ! và...đả đảo...đả đảo...! Từng lớp người tràn lên bao vây chung quanh hội trường trình diễn. Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, cờ Hoa Kỳ, biểu ngữ rợp trời tạo khí thế sôi động cho cuộc biểu tình đang chống đối rầm rộ.
Trời đang về chiều. Xe cộ trên các con đường gần hội trường dày đặc, chậm lại. Người trên xe rảo mắt quan sát, tò mò nhìn đoàn biểu tình đang hăng say tẩy chay cái nghị quyết 36 đàn áp, lăm le nhuộm đỏ cộng đồng người Việt tị nạn hải ngoại của bè lũ cộng Việt.
Kể từ lúc tôi vừa thoáng thấy Khiêm lẩn khuất trong đám đông, nét mặt Khiêm đang có vẻ cau có, bực bội điều gì đó. Lòng tôi ngỡ ngàng kỳ lạ, khí thế đãu tranh trong tôi chùng hẳn xuống. Tôi cảm thấy hụt hẫng mất tự nhiên. Tôi lẩm bẩm một mình. Thế nghĩa là gì, có nên gặp mặt Khiêm hay không ? Tại sao Khiêm lại ở đây? Nếu anh ta ở thành phố này thì tôi cũng có thể gặp rồi. Hay là...
Ý nghĩ thoáng qua bị cắt đứt khi Khiêm đột ngột đứng trước mặt tôi :
- Bất ngờ anh thấy em ! Thục Nhi ! Thục Nhi ! Em đang ở thành phố này sao ?
Tôi nhìn Khiêm trân trối vừa xúc động, lại không biết mình đang vui hay buồn trong bối cảnh ngỡ ngàng này. Tôi giữ lòng bình thản, không lộ cảm xúc hiện ra nét mặt.
Khiêm lại vồn vã :
- Anh không ngờ và rất mừng được gặp em ở đây. Em tham dự biểu tình hả ?
Nghe câu hỏi, tôi như đang bừng tỉnh, vặn lại :
- Còn anh ? Anh đang làm gì đây ? Sao anh lại hỏi ? Anh không biểu tình hay sao ? Anh đang ở đâu và làm gì ?
Khiêm cười, nét mặt kênh kiệu :
- Anh đãy à !? Chuyện của anh thì khác. Gặp em như anh mong đợi từ lâu, anh nhớ hai đứa con. Hơn ba mươi năm rồi còn gì, Thục Nhi ?
Tôi bĩu môi, gằn từng tiếng :
- Lạ lùng thật ! Anh còn nhớ đến con nữa sao ? Anh bỏ rơi chúng nó bao nhiêu năm trời ! Anh đâu còn trách nhiệm làm cha chúng nó, anh Khiêm ? Em nói thật, tự anh đánh mất thiên chức cao quí ấy. Đừng nghĩ đến chuyện con cái, em nghĩ anh chẳng còn xứng đáng.
Nói xong, tôi cảm thấy lòng nhẹ hẳn như đã giải tỏa được niềm uẩn ức trong lòng ấp ủ bao nhiêu năm. Nét mặt Khiêm mờ nhạt, biến sắc :
- Anh xin lỗi em. Anh xin lỗi. Dù sao chăng nữa, anh muốn nhìn thấy mặt con để biết chúng nó ra sao. Anh là cha của các con, em đành lòng không cho anh gặp ?
- Em đã nói, anh cần gì phải nghĩ đến con.
Giọng Khiêm đầy van lơn :
- Em trách cứ anh là quyền của em. Chuyện ngày xưa là do lỗi hai người. Em vui lòng cho anh gặp con. Anh hứa chỉ một lần thôi, không phiền em nữa.
Tôi thấy Khiêm cũng đáng tội nghiệp, nên dịu giọng nói với anh :
- Được rồi. Em dành cho anh một lần thăm con. Đây là địa chỉ nhà em, nếu rảnh anh đến. Anh phải cho em biết hiện nay anh ở đâu, đang làm gì, và đến Mỹ lúc nào ?
Khiêm cười thật tươi, chộp lấy địa chỉ vừa lúc có hai người đàn ông Việt Nam chạy ào tới nắm tay Khiêm kéo đi hối hả :
- Nhanh chân lên Khiêm. Không khéo chết cả lũ bây giờ. Lẹ lên !
Cả ba lẩn nhanh vào đám đông mất dạng. Đoàn biểu tình càng lúc càng sôi động. Tôi đứng tần ngần trong tâm trạng sững sờ mờ mịt....Lòng cứ ngẩn ngơ hối tiếc trong giây phút mủi lòng, chưa rõ ngọn ngành, đột nhiên lại đem trao địa chỉ cho Khiêm.
Tôi lấy chồng năm 22 tuổi khi tôi đang học năm cuối đại học Văn khoa Saigon. Ra trường tôi xin được một việc làm tại Bộ Ngoại Giao. Tôi thông thạo hai ngoại ngữ Anh, Pháp. Cũng đã hai lần tôi được đi tu nghiệp chuyên môn ở ngoại quốc. Ngay thời trung học, lên đại học và sau khi có chồng, đi làm việc, mọi người đều khen tặng tôi là hoa khôi. Thật tình mà nói ai cũng khen tôi rất chuẩn mực về công dung ngôn hạnh, và tôi hãnh diện điều đó. Nhờ trời, cha mẹ đã tạo cho tôi một khuôn mặt khả ái, đằm thắm, sóng mủi dọc dừa, đôi mắt đen long lanh "có khói", đôi môi mọng đỏ quyến rũ "có hồn", phong cách ăn nói hồn nhiên, duyên dáng, giọng nói nhỏ nhẹ êm ái ngọt ngào dễ dàng thuyết phục người đối diện. Với cơ thể có làn da trắng mịn màng rộ nét những đường cong "trời phú" đã khiến bao kẻ si tình ngẩn ngơ. Tôi biết sử dụng thành thạo đàn piano, biết kéo violon. Tôi có giọng hát ngọt ngào cao vút đã làm cho những trái tim rung động, hâm mộ và đắm say.
Khiêm, chồng tôi là một người đàn ông đẹp trai, hào hoa, phong độ, trí thức khoa bảng. Anh là một viên chức cao cấp ở một Bộ khác, lương bổng cao nuôi sống dư dả trong gia đình. Chúng tôi có hai con, một trai, một gái, rất ngoan ngoản dễ thương, thông minh và học hành chăm chỉ. Chúng tôi có xe hơi riêng, có nhà lầu, tiền bạc nhiều được gởi trong ngân hàng, cuộc sống đầy đủ, điều mà mọi người hằng mơ ước.
Đứng bên ngoài nhìn vào với một nhản quan chuẩn mực, ai cũng đánh giá gia đình tôi trí thức, cuộc sống phong lưu hạnh phúc. Người ta chỉ biết được cái bề ngoài cuộc sống phong lưu ấy, nhưng bên trong là một ngôi nhà mồ hoang lạnh đã chôn vùi nguồn hạnh phúc ước mơ thời con gái và tuổi trẻ của tôi sau khi lấy chồng qua nhiều năm tháng buồn nhiều hơn vui.
Khiêm chỉ muốn tôi là "con búp bê đẹp đặt trong lồng kính" không hơn không kém. Anh chỉ muốn tôi ở nhà, không muốn tôi đi làm, không muốn tôi giao du với thế giới bên ngoài, không muốn tôi phát triển khả năng và bản tính học hỏi cầu tiến của tôi, không muốn ai đó nhìn thấy tôi, để ý đến tôi, nói chuyện thân tình với tôi. Tôi không phải nhu nhược, là một phụ nữ Việt Nam đoan trang tiết hạnh sống trong một gia đình lễ giáo nghiêm khắc đã ràng buộc tôi không nên làm một điều gì gây tổn hại đến thân danh mình, đến gia đình, đến cha mẹ anh chị em, đến thân bằng quyến thuộc, nhất là phương hại đến uy tín của chồng.
Cam tâm, nhẫn nhục, và an phận tôi phải trả một giá quá đắt trước thói ghen tuông, lòng ích kỷ, sự độc đoán vô lý của Khiêm, cho dù tôi có giải thích, phân trần đúng sai, cho sự tự do có giới hạn của một người đàn bà có chồng. Điều ấy hiển nhiên Khiêm không bao giờ tin ở tôi, không bao giờ chấp nhận những suy nghĩ, những phân trần chính đáng của tôi, không bao giờ chấp nhận sự tự do có mức độ của tôi đang sống trong gia đình và ngoài xã hội. Đã vậy, chồng tôi luôn luôn chụp mũ tôi đủ mọi cách và còn áp đặt, thêm bớt mọi điều mà anh ấy muốn. Là viên chức Bộ Ngoại Giao, vì ngoại hình khả ái, hấp dẫn "có lửa" của tôi, vì khả năng ăn nói thành thạo ngoại ngữ và lời nói, giọng nói nhẹ nhàng êm ái, khoan thai, tôi thường được dự những buổi tiếp tân các chính khách ngoại quốc công du đến Việt Nam. Tôi được bắt tay, choàng vai họ theo phép lịch sự tây phương. Đôi khi tôi phải khiêu vũ vì những lời mời mọc lịch sự của vài chính khách trong dạ tiệc. Hoặc có ai đó nhìn tôi, khen tôi đẹp, tươi cười niềm nở rằng tôi là giai nhân tuyệt sắc, là sắc nước hương trời, giá mà yêu được là một diễm phúc đâu dễ nào tìm được, để mà có thể đổi cả cơ ngôi sự nghiệp mà không hối tiếc. Chỉ có bao nhiêu đó thôi, có thể là Khiêm thấy, hoặc anh nghe kể lại, thế là tôi lảnh đủ. Nào là những nhiếc mắng đàn bà lang chạ, lăng loàn không biết nhục đi kèm những trận đòn "thượng cẳng chân hạ cẳng tay" đau đớn ê chề. Trong thâm tâm tôi hiểu rằng những thể hiện qua hành động và lời nói của anh đối với tôi như vậy, có nghĩa là tôi đang bị áp đặt, chụp mũ là một người đàn bà có chồng sinh thói lẳng lơ lang chạ phải được xứng đáng nhận lảnh sự nguyền rũa và đấm đá của chồng. Tôi đã đau xót vì những suy nghĩ chụp mũ mà chồng đã tặng cho tôi thật hết sức điếm nhục khi mà mình không phải như vậy.
Từ khi lấy anh cho đến ngày chấm dứt tôi chỉ biết cố gắng chịu đựng cũng vì nhân cách và danh dự của mình, của chồng, cũng vì gia đình, thân nhân, dòng họ, và cũng vì chưa muốn phá vỡ cơ ngơi hạnh phúc gia đình tôi đã tạo nên, trong đó có hai đứa con của tôi. Sự chịu đựng từ khi chúng tôi sống chung với nhau, cứ tưởng là Khiêm yêu tôi tha thiết ngay từ ban đầu. Đó là suy nghĩ sai lầm vì chính Khiêm có bao giờ yêu tôi đâu qua nhiều năm chung sống. Ở anh chỉ có ích kỷ, độc đoán và ghen tuông. Anh ghen một cách quá đáng ngay cả trong quá khứ trước khi tôi đến với anh. Anh ghen khi có ai đó nhìn tôi tươi cười niềm nỡ và ai đó cũng có thể bị anh ta hạch hỏi, còn có thể gây sự. Thật tôi không hiểu được anh. Tôi không hiểu tại sao tôi phải đau khổ cho duyên phận của tôi. Hoặc đó chính là món nợ tiền kiếp tôi phải trả. Nếu như thế, thì Trời hãy để cho tôi được sinh ra là một cô bé quê nghèo khổ, thất học, đần độn ở một hang cùng xó xỉn nào đó, cho cuộc sống của tôi được tự do thanh thản bên ruộng lúa, nương khoai sớm nắng chiều mưa. Giá trị làm người của cô bé quê đó còn cao hơn, vinh dự hơn thân phận của tôi hiện tại. Đã nhiều lần tôi có suy nghĩ chuyển đổi cuộc sống, phá bỏ duyên phận làm lại từ đầu, nhưng lòng chưa dứt khoát cũng vì đời con gái lớn lên chỉ một lần xuất giá, cũng vì hai đứa con để được có cha nên phải cắn răng chịu đựng bản tính độc đoán, ích kỷ, ghen tuông của chồng. Cũng có thể mang tiếng chồng bỏ chồng chê hay bỏ chồng theo trai thật là điếm nhục. Bạn bè dèm pha dị nghị nghĩ xấu về mình. Búa rìu dư luận độc ác sẽ quật ngã tôi từng chặng đường nguy ngập. Cha mẹ, anh chị em, người thân sẽ phải buồn phiền cho tôi mang nỗi bất hạnh, cho mình cam tâm gánh chịu không dám thố lộ cho bất cứ một ai để nhận sự an ủi, chia xẻ kể cả người thân trong gia đình.
Đến công việc xảy ra vào một buổi chiều tan sở khi chiếc xe hơi của tôi ngoài bãi đậu bị xẹp bánh. Tôi loay hoay không biết tính sao vì phải nôn nóng về nhà sớm lo cơm nước còn phải đi dạy Anh văn lớp đêm tại Trung tâm Sinh Ngữ thì gặp ông Bob một Tùy Viên Tòa Đại Sứ Mỹ tại Saigon thường đến liên lạc công việc tại Bộ Ngoại Giao mà tôi đã quen. Trước tình huống ấy, ông Bob đề nghị để ông ta đưa tôi về nhà bằng xe của ông. Tôi chấp thuận không do dự vì nghĩ rằng chẳng có gì phiền phức.
Khi xe về đến nhà, tôi thấy Khiêm đang đứng trước thềm nhà như có ý chờ tôi. Ông Bob ngừng xe và lịch sự xuống mở cửa xe cho tôi. Tôi giới thiệu Khiêm với ông Bob, nhưng Khiêm vẻ mặt lầm lì, không chào hỏi, bỏ quay vào garage lấy xe đi, khiến tôi vừa uất nghẹn, vừa xấu hổ với người bạn ngoại quốc.
Đến chín giờ tối Khiêm mới về, nặc nồng mùi rượu, mặt đỏ lừ lừ. Từ trước đến giờ anh chưa bao giờ uống rượu nhiều như thế. Khi vừa thấy tôi, Khiêm xà tới nắm tay tôi giật mạnh, tay kia tát vào hai bên má của tôi túi bụi nổi đom đóm khiến tôi không còn thấy gì nữa. Rồi anh đá, anh đạp vào người tôi, anh xô mạnh tôi té chúi nhủi vào tủ kính vỡ tung ra, miệng Khiêm gầm từng tiếng :"Em là con đĩ...Em có phải là con đĩ không ? Anh không cho tôi hỏi han, không cho tôi lời giải thích, phân trần điều gì. Thật tệ hết sức. Tôi mê man bất tĩnh sau trận đòn thừa chết thiếu sống thật dã man ngay tối hôm đó do từ ghen tuông, ích kỷ của anh. Tôi đi bác sĩ mình mẩy tay chân bị tím bầm, tổn thương cả thân xác và tinh thần thật khủng khiếp.
Kể từ đêm hãi hùng rùng rợn có một không hai trong đời tôi, tôi quyết định chia tay và dẫn hai đứa con dại về nhà cha mẹ ở Cần Thơ, bỏ lại tất cả cơ ngơi mà tôi đã ra sức tạo nên kể từ khi tôi sống với Khiêm. Cha mẹ, anh chị em tôi đều nói đã gặp chồng vũ phu thì bỏ càng sớm càng tốt, sao tôi không quyết định ngay, để đến giờ này bị đánh đá tàn nhẫn mới chịu buông ra. Cũng vì tôi lo ngại điều bất hạnh của tôi là nỗi ám ảnh đau đớn dằn vặt trong lòng người thân, còn làm vẩn đục gia phong nề nếp.
Từ thuở nhỏ sống trong gia đình cha mẹ, đến khi lấy chồng tạo dựng sự nghiệp, nhà cửa, vật chất đều được chồng lo toan mọi bề, đầy đủ, sung túc chưa bao giờ tôi cảm thấy thiếu thốn hoặc phải lo nghĩ gì cả. Giờ ra khỏi nhà mới nhận biết rằng đã mất tất cả, bao nhiêu khó khăn vất vã sẽ đến với tôi trong cuộc sống mà tôi đang đối mặt. Nhưng không sao, chỉ là chao đảo lúc đầu. Một người đàn bà có nghị lực, có bản lĩnh, đức tính tự lập, một công việc làm ổn định, bên cạnh người thân, bạn bè tiếp tay, tôi dần hồi phục, và ổn định. Tôi đã tự biết và xác định cho mình một vị thế trong xã hội.Tôi phải sống vì bản thân tôi, vì con tôi, vì người thân yêu, không tội tình gì để phải thành vật hy sinh cho một người đàn ông vũ phu hành hạ, làm thân phận tôi đòi, biến nhan sắc, cơ thể mình để họ hưởng thụ và dày xéo. Tôi phải sống theo cuộc sống tự chọn, để mình không còn bị áp đặt chỉ là "con búp bê đẹp trong lồng kính". Hạnh phúc chính trong đôi tay mình để bước tới ngày một vững vàng, xóa tan búa rìu dư luận người đời dèm pha tôi như thế này thế nọ hết sức độc ác.
Sau gần một năm "ra riêng" nhờ trời tôi không bị ngã qụy giữa dòng. Bản lĩnh đã giúp cho tôi hiểu biết, giúp cho tôi sức mạnh vững vàng, tạo cho tôi cuộc sống đầy đủ nghị lực hơn, yêu đời hơn và nhân ái hơn.
Cơn bão táp trong gia đình vừa lắng xuống thì biến cố 30.4.1975 bũa chụp xuống miền Nam, chế độ Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ, Việt cộng cưỡng chiếm phần đất tự do áp đặt chế độ cai trị độc tài bằng sắt và máu xuống người dân miền Nam Việt Nam.
Tôi mang hai đứa con di tản trên những chiếc trực thăng đậu tại Tòa Đại Sứ Mỹ chuyển ra Hạm đội ngoài biển khơi trước mấy ngày Việt cộng tràn vào Saigon. Không còn gì nữa, hạnh phúc gia đình tan vỡ, Đất Nước điêu đứng trong cơn dầu sôi lửa bỏng thay người đổi chủ.
Vừa đặt chân lên vùng đất tạm dung tôi dễ dàng hội nhập vào cuộc sống mới trên đất nước người. Được người bạn Mỹ ở Tòa Đại sứ Saigon giới thiệu tôi vào làm cho một công ty xe hơi lớn, phụ trách một số phần hành về hành chánh và nhân viên dưới sự điều hành của một Trưởng Phòng người Mỹ. Công việc chẳng có gi là khó khăn, làm những gì cấp trên giao, vừa làm, vừa học việc. Hai đứa con được đi học. Mua nhà, tậu xe, cuộc sống ngày thêm ổn định.
Những năm sau đó, ngoài giờ lo chén cơm manh áo, tôi tình nguyện giúp thêm việc cho cơ quan thiện nguyện, góp tay giúp đở đồng bàoViệt Nam tỵ nạn đến Hoa kỳ từ các đảo, hoặc các chương trình ra đi có trật tự. Lo công ăn việc làm, chỗ ở, học hành, các loại giấy tờ và thông dịch để mọi người cũng như mình dễ dàng thích nghi cuộc sống mới. Tôi không ngừng ở đó, khi Cộng Đồng và các Hội Đoàn thành lập, tôi dấn thân nhiệt tình với tập thể trong công cuộc đãu tranh giải thể chế độ Cộng sản tại quê nhà. Nơi nào có sinh hoạt đãu tranh tôi luôn có mặt để góp sức mình vào sức mạnh tập thể. Tôi lấy công việc làm niềm vui, nuôi nấng dạy dỗ hai đứa con thân yêu làm nguồn hạnh phúc, chăm sóc bản thân, trau dồi kiến thức, tiếp xúc đàm đạo với bạn bè, đọc sách, xem phim, nghe nhạc, khiêu vũ...làm nguồn vui riêng tư cho chính mình. Tôi cảm nhận đời sống vẫn còn đáng yêu vô cùng mà trước đây bên Khiêm tôi hoàn toàn như không có.Tôi giữ tình cảm mình thăng bằng, có chừng mực khi phải tiếp xúc đối diện với phái nam, những người thường bám sát vòi vĩnh tình yêu. Nhưng thật sự họ đã thất vọng vì tôi. Như con chim bị đạn thấy cây cong là sợ. Sợ sẽ phải bị dập vùi theo vết xe cũ. Những ai đó hãy hiểu cho tôi, xin đừng phiền trách tôi. Ngày hai đứa con tôi đổ đạt thành danh, đứa bác sĩ y khoa, đứa kỷ sư cơ khí là nguồn vui vô tận trong thiên chức làm mẹ không gì so sánh nổi. Tôi đã hướng dẫn, giải thích, giúp đở con tôi hiểu thế nào là lòng hiếu thảo, sự biết ơn công cha nghĩa mẹ, thế nào là tinh thần dân tộc, tình yêu quê hương, nguyên nhân và kết quả cuộc chiến tương tàn Quốc Cộng, và mong chúng xứng đáng là những hậu duệ tiếp nối công cuộc đãu tranh cho Việt Nam tự do của thế hệ đi trước.
Đời sống tỵ nạn của tôi trên xứ người hơn 30 năm có vui, có buồn và rất say mê công việc mình làm.Tôi đã dần dần như quên hẳn hình bóng của Khiêm thuở nào. Hình bóng đó đầy ắp độc đoán, ích kỷ, và thói ghen tuông phi lý của người đàn ông chỉ nghĩ rằng " đàn bà con gái đẹp là những con búp bê đặt trong lồng kính không hơn không kém, chỉ biết để nhìn ngắm, chỉ biết để hưởng thụ khi thèm khát". Thiếu tự tin, có máu ghen tuông, nặng lòng ích kỷ xin chớ bao giờ lấy vợ đẹp. Người đàn ông bản lĩnh nếu có vợ đẹp, nên hiểu rằng nếu vợ mình được nhiều người nhìn ngắm, tỏ lời khen tặng hãy xem đó là niềm hãnh diện cho chính bản thân mình. Người đàn bà đẹp là đẹp cho cuộc đời, với mọi người, đâu phải chỉ đẹp cho riêng chồng thôi đâu. Người đàn ông có vợ đẹp phải tự tin vào vợ mình, và chính mình phải tự tin lấy mình thì niềm tin mới trọn vẹn, không nẩy sinh tính ích kỷ, độc đoán và lòng ghen tuông vô lý, cuộc sống sẽ hạnh phúc màu hồng. Càng nghĩ về Khiêm tôi càng buồn cười và không ngờ được. Vậy mà bây giờ Khiêm lại xuất hiện trước mặt tôi...không biết phải tính sao đây..!
Hôm nay chúa nhật không đi làm, tôi ngủ dậy trễ. Đã hơn 9 giờ. Tôi tắm rửa, ăn sáng và ngồi tại phòng khách đọc báo buổi sáng. Bên ngoài một chiếc taxi vừa đổ trước cửa nhà. Nhìn ra, tôi thấy Khiêm xuống xe, trả tiền. Chiếc taxi chạy vút đi, Khiêm vẫn còn đứng lớ ngớ nhìn bảng số nhà như để xác nhận, hai tay sửa lại quần áo. Khiêm ăn mặc tươm tất, veston, cà vạt, giày bóng, nét mặt tươi vui đạo mạo. Hơn ba mươi năm Khiêm trông già giặn, chững chạc, dáng đi vẫn còn phong độ như ngày xưa. Nét tuấn tú, thông minh vẫn đậm nét qua khuôn mặt chữ điền của anh. Con người đó tôi đã một thời yêu, đã trao trọn đời con gái trinh nguyên và đã nhận bao nhiêu sỉ nhục đau đớn. Cho đến bây giờ hơn một phần tư thế kỷ tôi đã không còn giận hờn oán trách Khiêm, vì số phận đã an bài, vì bản tính của một người đàn ông ghen tuông, ích kỷ. Tôi nghĩ giờ có gặp nhau, hãy đối xử như hai người bạn đã vắng nhau lâu ngày gặp lại, cũng để Khiêm thăm hai đứa con. Ý nghĩ đó thúc giục tôi mở cửa, khi Khiêm đã hai lần bấm chuông.
- Anh Khiêm. Em mời anh vào. Tôi đứng nép qua một bên, tươi cười hồn nhiên nhìn anh bước qua cửa.
Khiêm vồn vã :
- Thục Nhi, em khoẻ không ? Chớ giận hờn anh nữa. Những gì ngày xưa hãy xem như một bóng mờ đã đi qua. Quên đi em, Thục Nhi ạ.
Khiêm vừa nói, vừa nhìn tôi từ đầu đến chân. Tôi phân trần :
- Em cảm thấy chẳng còn gì để giận hờn trách móc. Nếu nói là chuyện không nên làm, em nghĩ rằng do từ anh tất cả. Giờ có nói gì đi nữa, chuyện đã rồi. Đồng ý, chúng ta hãy quên chuyện ngày xưa đi anh Khiêm.
Khiêm cười như mếu dường như xúc động sau lời nói của tôi :
- Anh cám ơn em. Em nói đúng. Tất cả lỗi do anh. Lần cuối cùng, anh xin lỗi em. Sau ngày đó, anh vô cùng hối hận, bỏ công đi tìm em và con khắp nơi, em cố lánh mặt không cho anh gặp. Tại sao thế ?
- Em vẫn tha thứ cho anh đãy chứ, em mới nói được như vậy. Ngày đó, em buồn và giận anh vô cùng. Bây giờ thì hết buồn hết giận rồi, em mới tiếp anh và cũng mừng khi anh đã bỏ thì giờ đến thăm mẹ con em. Dứt lời, tôi cười dòn dã. Ấy chết, sau bao nhiêu năm gặp lại nhau cứ đem chuyện cũ ra kể lể, thôi nhé ! xin gác qua một bên. Anh ngồi nghỉ, em đi pha cà phê nóng cho anh, mình còn nhiều chuyện nói với nhau.
Khi tôi mang cà phê, trà nóng ra, Khiêm hỏi nhanh :
- Anh không thấy Thục Nhan, Miên Huy, có lẽ chúng nó ở riêng hả em ?
- Không anh ạ ! Các con vẫn ở với em. Hôm nay chúng nó và bạn bè rũ nhau đi tàu du ngoạn trên biển, ngày mai mới về. Anh Khiêm, nhờ Trời các con đã đổ đạt thành danh, công ăn việc làm ổn định. Chúng cũng lớn tuổi vậy mà chưa chịu lập gia đình cũng chỉ vì sợ mẹ sống một mình cô đơn tội cho mẹ. Anh Khiêm thấy không ? Em nhắc lại, anh có quyền đến thăm các con mặc dù anh chưa tròn trách nhiệm làm cha. Em thiết nghĩ rằng các con có lẽ sẽ không vui khi có sự hiện diện của anh vì chúng nghĩ về anh với những suy nghĩ không mấy tốt.
Khiêm sa sầm nét mặt có vẻ bối rối :
- Vậy thì anh phải như thế nào bây giờ, Thục Nhi, em không thể có ý kiến gì giúp anh được sao ? Em và con cái cứ mãi xa rời anh. Từ bao lâu rồi, anh luôn mong ước có lại gia đình hạnh phúc của chúng mình như ngày xưa, có em, có con. Em có biết không ?
- Chuyện đó em không thể đơn phương giải quyết. Con cái đã khôn lớn, chúng ta hãy tôn trọng những suy nghĩ của các con. Anh hiểu chứ ? Tuy nhiên nếu thấy cần, em cũng có thể quyết định phần nào. Điều em muốn biết là anh đã qua Mỹ hồi nào, bây giờ anh đang làm gì và ở đâu ?
Khiêm hớp một ngụm cà phê, đôi mắt mơ màng trong vài giây có vẻ đăm chiêu suy nghĩ. Khiêm chậm rãi nói :
- Anh đã đi tìm em khắp nơi Thục Nhi ạ ! Anh hết sức đau khổ sau khi hạnh phúc gia đình chúng mình tan vỡ. Từ đó anh sống như người vô cảm. Cũng vì thế cuộc đời của anh không có em cứ xuôi theo những biến chuyển của thời cuộc như em đã biết, để rồi anh chẳng còn biết phải làm sao hơn. Những điều anh nói ra, em có thể sẽ không bằng lòng. Nhưng với em, anh phải nói, vì anh đã tìm được em hôm nay là một sự may mắn mà ông Trời đã ban ơn cho anh. Em cũng đã biết, anh là một viên chức cao cấp của chế độ Việt Nam Cộng Hòa, nhưng chỉ bị tù cải tạo có ba tháng, vì ông chú của anh là một tướng lãnh Việt cộng bảo lãnh anh ra khỏi nhà tù và giới thiệu anh giữ chức phó giám đốc Nhà xuất bản Sao Vàng. Hơn năm năm sau, ông chú anh giới thiệu anh gia nhập đảng Cộng sản và cất nhắc ưu tiên cho anh làm Tổng giám đốc Trung Tâm phát hành sách báo phía Nam từ đó đến nay. Vấn đề là như thế em ạ, cũng chỉ vì sự an nguy cho cuộc sống bản thân, nên anh đành phải dấn thân chấp nhận. Thục Nhi à, em có nên vui mừng cho anh không ?
Tôi mĩm cười nhìn Khiêm như một anh hề đang thú tội :
- Anh bảo em mừng cho anh phải không anh Khiêm ? Em buồn thật tình đó, làm sao em vui mừng được trong lúc anh làm thân trâu ngựa cho bọn ngưu đầu Bắc bộ Phủ. Em nghĩ rằng anh đã hèn kém không đủ bản lĩnh và nghị lực để phấn đấu vượt cơn sóng gió vây hảm đời anh. Không bao giờ em mừng cho anh. Em xin lỗi anh vì đã sử dụng những từ không vừa ý. Bây giờ em mới hiểu sự có mặt của anh trong đoàn biểu tình của người Việt tỵ nạn vừa rồi ! Là như thế ! Anh là đảng viên Cộng sản đang được Việt cộng giao phó công tác trong cương vị của anh vừa nói. Nhìn qua hành động, và lời nói của anh, em xác định rằng anh đang thực thi cái gọi là nghị quyết 36 của cộng sảnViệt Nam tại hải ngoại ?
Nghe tôi hỏi, Khiêm ngẩn ngơ, nhìn tôi không chớp mắt :
- Vậy là em cũng biết nghị quyết 36 của nhà nước Việt Nam. Em cũng đã hiểu và xác định vai trò của anh có mặt trên đất Mỹ. Chỉ là thế chẳng đặng đừng em ạ. Anh xin em đừng nặng lời với anh như thế. Vì hoàn cảnh anh bắt buộc phải sống và làm việc trong gọng kiềm của chế độ. Làm việc cho chúng trên công tác này, nhưng lòng anh chỉ ước mong làm sao có cơ hội được xuất ngoại một lần với ý định duy nhất là đi tìm được mẹ con em.
Nghe Khiêm nói, tôi cười dòn :
- Anh vẫn còn nghĩ đến mẹ con em ? Cám ơn anh. Thời gian qua anh đã làm được gì cho chúng tại hải ngoại ? Nói em nghe.
Khiêm thở dài, kể lể :
- Đoàn công tác gồm khoảng 20 người đã đến Hoa Kỳ hơn ba tháng và đã đi qua một số tiểu bang. Mỗi người một trách nhiệm như chúng đã qui định trong nghị quyết 36. Riêng vai trò của anh là phát triễn giao lưu văn hóa cùng khắp. Anh có trách nhiệm điều nghiên, tìm hiểu, đúc kết để lập đề án xuất cảng ào ạt văn hóa phẩm, tài liệu cho đồng bào hải ngoại học tập, nghiên cứu, trau dồi kiến thức, cổ động mọi người đem tài năng, tiền bạc về xây dựng đất nước. Nhưng ba tháng qua, công tác không đạt được kết quả tối thiểu nào. Do đó, ai ai cũng buồn và chán nản gần như muốn bỏ cuộc, riêng anh lại càng buồn chán hơn nữa, vì đã đi qua một số tiểu bang hỏi han tìm kiếm tin tức mẹ con em, nhưng chẳng được gì. Chỉ như thế em ạ.
Ngẫm nghĩ những lời Khiêm vừa nói trong thái độ thành thật, tôi có ý cũng không đến nổi chê trách anh. Nhưng nhân cơ hội này tôi cũng muốn giải bày cho anh hiểu thêm hầu tạo cho anh một cái nhìn thông thoáng mà chế độ Hà Nội đã tuyên truyền nhồi nhét để dễ bề cai trị. Tôi nói :
- Anh Khiêm à, trước hết em xin lỗi anh, vì em phải nói, và em nói thì anh phải nghe nhé ! Đừng giận em. Anh đừng bao giờ ngủ quên trên sự tuyên truyền bịp bợm của Việt cộng. Giọng điệu phách lối và sự lượng định sai lệch về Cộng đồng người Việt tỵ nạn ở hải ngoại này của tập đoàn Hà Nội chỉ là một ảo tưởng mơ hồ hết sức buồn cười trơ trẽn. Để rồi họ biến cái nghị quyết 36 đang trở nên có hiện tượng dị ứng khơi động mạnh mẽ thêm tinh thần chống Cộng hăng say của Cộng đồng người Việt tị nạn anh Khiêm à ! Anh đừng ngây thơ nhúng tay vào lửa, vào máu. Em nói cho anh Khiêm hiểu lập trường chống Cộng và sức mạnh đoàn kết của người Việt hải ngoại vững như bàn thạch. Những ai manh tâm phát triễn và xây dựng để áp đặt cái nghị quyết 36 lỗi thời lên đồng bào tị nạn hải ngoại do "bọn đỉnh cao trí tuệ" Hà Nội chủ xướng đều bị diệt ngay từ trong trứng nước. Anh cũng đã nhìn thấy sức mạnh và sự đoàn kết của Cộng đồng người Việt trong cuộc biểu tình chống bọn văn nô của các anh vừa rồi đó sao ? Anh hãy tin và hiểu rằng cái nghị quyết 36, kể cả cái Pháp lệnh Tôn giáo Tín ngưỡng không hơn gì cái bong bóng nước, chỉ nổi lên chao qua chao lại rồi vỡ tan ngay, không tồn tại, không nhầm nhò gì. Em nói cho anh biết rằng Cộng đồng người Việt hải ngoại được xem như là một nước Việt Nam tự do, mà biểu tượng là lá cờ vàng ba sọc đỏ, đang hiện diện khắp nơi và đang hổ trợ mạnh mẽ đồng bào quốc nội vùng lên. Anh phải hiểu và nhớ rằng cái đảng Cộng sản của các anh đã và đang rệu rạo sắp vỡ tan như bong bóng nước vì tham nhũng, vì độc tài chuyên chế, vì sự ngu dốt lạc hậu, bất tài. Em khẳng định với anh rằng chế độ Nhà Nước Việt cộng của anh sắp bị bứng gốc tan vỡ trong ngày gần đây. Anh Khiêm, dù sao anh cũng là chồng của em cho dù đã không còn sống với nhau, nhưng em vẫn mến và kính trọng anh. Trong bối cảnh chẳng đặng đừng, anh đã phải bắt buộc nhúng tay góp thêm tội ác cho chế độ Việt cộng. Em hy vọng anh đã có được những suy nghĩ đứng đắn, và từ bỏ xa lánh chúng. Anh Khiêm, anh nên nghe theo em, đó là sự thật mà em nghĩ rằng anh cũng đã hiểu. Em tin chắc rằng anh làm được.
Tôi ngừng nói, để những gì tôi nói được thấm vào người chồng cũ của mình đang là một nạn nhân của thời cuộc. Khiêm ngồi đăm chiêu, thở dài, hồi lâu anh mới nói :
- Anh không buồn trách em. Anh hiểu và còn hiểu biết nhiều hơn nữa những gì em vừa nói. Hơn ba tháng ở trên đất nước này anh đã nghe, đã thấy, đã đọc, đã xem và đã so sánh giữa hai thái cực những thực hư, đúng sai để tìm hiểu. Thật ra anh đâu có muốn đánh bóng chế độ Việt cộng. Anh làm việc cho họ cũng chỉ vì sự an nguy tính mạng, và chờ đợi cơ hội thoát thân. Làm việc cho chúng, nhưng thâm tâm anh luôn kết tội chúng là chế độ phi nhân, tàn bạo nhất thế kỷ. Và đúng như em nói, người Việt hải ngoại đoàn kết vững chắc khó lòng lay chuyển lôi kéo được họ. Anh đã chứng kiến những sự phản đối tẩy chay, những biểu tình rầm rộ, không khoan nhượng của các cộng đồng người Việt mà anh đã đi qua, mặc dù có sự hướng dẫn của các cơ sở cán bộ nằm vùng, anh cũng như các anh em đều trơ trẻn, lố bịch khi phải đối diện với nhiều tầng lớp đồng bào tỵ nạn, lắm lúc còn nếm mùi trứng thúi, cà chua, không còn làm ăn gì được cả. Anh cảm thấy công việc họ giao để thực thi các điều khoản của nghị quyết 36 luôn nhận những thất bại chua chát.và đúng như em nói chẳng khác nào như cái bong bóng nước lăn tăn giữa dòng nước trong cơn mưa.
Dứt lời, Khiêm tỏ ra mệt mỏi, rồi thở dài im lặng. Tôi mĩm cười :
- Anh nói thực lòng đãy chứ anh Khiêm ?
- Em vẫn chưa tin anh sao ? Thục Nhi ạ, dù sao chúng mình đã một thời sống bên nhau, đầu ắp tay gối, vui buồn bên nhau, em hiểu anh nhiều chứ ! Với anh, trải dài những năm tháng bắt buộc làm việc cho chúng cũng chỉ vì mục đích tạo cơ hội để đi tìm cho được em và con. Nếu chưa tìm được em và con, anh nuôi ý định cứ vẫn tìm kiếm và sẽ ở lỳ mãi trên xứ này cho đến khi tìm được mẹ con em. Bây giờ tìm được em, anh đang có lại tất cả Thục Nhi ạ. Anh dứt khoát xa lánh chúng và không bao giờ trở lại Việt Nam trừ khi không còn bóng dáng cộng sản trên quê hương. Em hãy tin anh. ? Em chấp nhận sự có mặt của anh bên em và con chúng ta không ?
Lòng tôi cảm thấy vui khi nghe trọn tâm sự của người chồng cũ. Tôi có thể tin anh. Tôi thương cho anh đã hơn ba mươi năm không chung sống bên nhau. Tôi phải làm một điều gì để giúp Khiêm. Tôi an ủi :
- Em không trách cứ anh. Em thông cảm và hiểu những khó khăn giữa một xã hội nhiễu nhương đen tối. Anh an tâm. Nghe em hỏi, cuộc sống của anh như thế nào trong thời gian không có em ?
- Buồn nhiều hơn vui. Có gì mà vui khi em và con không còn ở bên anh. Anh thật vô duyên và hết sức hối hận vì bản tính ghen tuông ích kỷ một cách cuồng dại của mình.
- Em thông cảm và không còn gì thắc mắc giận hờn anh.
Nghe tôi nói, Khiêm tỏ lộ nét vui mừng, ánh mắt âu yếm cố hửu quen thuộc của anh mà tôi đã nhìn thấy và có được ngày nào, đang nhìn tôi đắm đuối. Giây phút trôi qua, anh nói :
- Niềm mong ước của anh bao nhiêu năm qua, ngày hôm nay anh được toại nguyện trước tấm lòng bao dung, tha thứ của em. Anh cám ơn em Thục Nhi ạ
Tôi nói thêm như nhắc nhở anh :
- Người đàn ông bản lĩnh khi có vợ đẹp nên hãnh diện vợ mình được người khác khen tặng. Nếu ích kỷ, ghen tuông, độc đoán thì đừng bao giờ lấy vợ đẹp. Anh biết không, em đã đau khổ triền miên bên anh vì bản tính ích kỷ hẹp hòi đó.
- Anh hiểu.
- Ngày tháng miệt mài lo toan cuộc sống, em già rồi, đâu còn gì để anh phải ghen tuông, ích kỷ nữa anh Khiêm ?
- Nhìn em, anh thấy em chẳng có gì thay đổi. Anh hứa rằng, kể từ hôm nay cuộc đời anh sẽ thay đổi toàn diện để không phụ lòng tin và sự qúy mến của em.
Tôi nở nụ cười mãn nguyện :
- Em sẽ giúp anh. Em sẽ thuyết phục Thục Nhan và Miên Huy chấp nhận anh. Em nghĩ các con cũng vui vẻ vì chúng cũng ước muốn có một người cha để khỏi phải tủi thân.
Những ngày sau đó, tôi chấp nhận Khiêm khởi sự về sống bên tôi và hai con và tạo cho anh một cơ hội làm lại những gì đã mất mát và sai lầm. Anh đã thuyết phục đồng thời giúp sức một số người trong nhóm bỏ Đảng, bỏ công việc để ở lại Hoa Kỳ xin tỵ nạn chính trị và tạo dựng cuộc sống mới. Từng ngày tháng Khiêm đã giúp cho Cộng Đồng người Việt hiểu thêm được những âm mưu đánh phá của địch qua cái nghị quyết 36 và điểm mặt những phần tử địch ngấm ngầm hoạt động đang ẩn núp mai phục trong những nơi có người Việt tỵ nạn cư ngụ.
Đối với Thục Nhan, Miên Huy, tôi cứ ngỡ chúng nó mặc cảm xa lánh Khiêm, trái lại, hai con tôi rất thân thiện và luôn quấn quit bên cha không rời một bước. Hạnh phúc gia đình tôi được vun vén bồi đắp lại . Con tôi có đủ cha mẹ để không phải tủi thân. Chúng nó rồi sẽ lập gia đình riêng không còn sợ để mẹ sống cô đơn như trước đây. Tôi không còn miệt mài lo toan đời sống trong cô đơn trên xứ người. Tất cả đều đã có chồng tôi đảm đang. Bên cạnh ấy, tôi và Khiêm vẫn tiếp tục dấn thân làm những việc lợi ích cho Cộng Đồng và cho quê hương Việt Nam thân yêu trong niềm mong ước và hy vọng chung của Dân Tộc.-
Nguyễn Thế Hoàng
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét