Thứ Bảy, 4 tháng 6, 2011

ĐỐI THỦ





ĐỐI THỦ


Toa hạng nhất chẳng có mấy hành khách. Đức Mạnh chọn cho mình một cupe trống. Hắn hy vọng sẽ được ngồi một mình, không ai quấy rầy trong suốt cuộc hành trình. Thế nhưng khi tàu bắt đầu chuyển bánh thì cửa cupe bật mở và một cô gái trẻ tóc dài đen nhánh, mượt mà lịch sự, rất xinh đẹp tay xách chiếc va-li da bước vào.Cô ta cố kiễng chân nâng chiếc va-li lên giá để hành lý, tuy nhiên việc đó rõ ràng là quá sức đối với cộ. Đức Mạnh đứng dậy nhiệt tình giúp cô gái.

- Rất cám ơn! - Cô mỉm cười và trong một thoáng, mắt họ gặp nhau. Qua ánh mắt của cô gây cho hắn cảm giác rằng cô có ý ve vãn đôi chút. Nhưng nếu quả như vậy thật thì cô đã không gặp may.

Sau một ngày khá nặng nề, hắn đã mệt rã rời và chỉ mong ước một điều duy nhất là chợp mắt vài tiếng để trước khi tàu đến Saigon, có thể lấy lại sức lực và chỉnh đốn tư thế. Hắn hy vọng nàng Phóng, người yêu sẽ ra tận ga đón. Đã 5 năm trời họ không gặp nhau và trong suốt thời gian đằng đẵng đó, hắn đã buồn nhớ cô biết bao.

Cô gái tóc dài ngồi xuống, châm thuốc hút và rút từ túi ra một cuốn sách. Hắn thầm nhận xét rằng cô ta có đôi chân dài thật đẹp và rõ ràng cô ta cũng rất ý thức được điều đó. Lát sau, hắn cố thu xếp chỗ ngủ sao cho thật thoải mái, đoạn tắt đèn nhỏ đầu giường mình và thiếp đi.

Khi hắn tỉnh dậy, cô gái tóc dài vẫn ngồi và đang tuyệt vọng lục lọi, tìm kiếm chiếc túi xách của mình.
Đột nhiên cô thốt lên trong giọng tuyệt vọng :

- Ôi thật kinh khủng ! tôi bị mất chiếc ví rồi! Biết làm sao đây? Bây giờ tôi không còn một xu nào hết, mà tôi cần phải có hai triệu để mua vé máy bay.

Cô gái nhìn vào mắt hắn:

- Anh có thể cho tôi vay 2 triệu được không?

Cô hỏi thẳng thừng, ráo hoảnh cứ như đang hỏi xin vài que diêm vậy. Dù thế nào thì tiền nong trong người Đức Mạnh giờ đây cũng chẳng có nhiều nhặn gì. Và tất cả những gì hiện có trong ví hắn, hắn đã phải khó nhọc tích cóp trong suốt 5 năm trời.
- Không, đáng tiếc là không có, - vì thế hắn trả lời.

Cô gái nở một nụ cười quyến rũ:

- Đưa tôi triệu, anh sẽ dễ dàng thoát thân.
Hắn nhìn cô không hiểu:
- Tôi sẽ dễ dàng thoát thân? Cô ngụ ý gì vậy?
- À, đơn giản là tôi muốn nói rằng tôi cần phải kiếm được 2 triệu trước khi tàu chúng ta tới Saigon. Nhưng, có lẽ anh không có đủ 2 triệu hay sao ?
- Ô không, cô nói gì vậy, -Đức Mạnh gật đầu - tất nhiên là tôi có. Nhưng tôi hoàn toàn không biết cô là ai! Thậm chí cô cũng chưa tự giới thiệu. Mà đây là cả một việc...
Thoáng vài giây cô gái ngồi im, không nói lời nào. Sau đó cô hơi cúi người về phía trước, cố nắm bắt ánh mắt của hắn.
- Anh hãy thử tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra, nếu như bây giờ tôi bắt đầu gào lên, giật cần hãm “đề phòng tai nạn” và kể với trưởng toa rằng anh định cưỡng hiếp tôi. Bởi vì trước đây đã từng có những trường hợp các hành khách đàn ông đi đêm một mình trong cùng cupe với phụ nữ trẻ đã giở những trò như thế. Tất cả những chuyện đó sẽ đưa lại cho anh nhiều điều khó chịu đấy. Nào là cảnh sát đường sắt ư, nào là hỏi cung ư, rồi lại còn các nhà báo đang khao khát những tin giật gân nữa chứ! Để thoát khỏi một vụ bê bối kiểu như thế, tôi nghĩ, anh sẽ không tiếc 2 triệu bạc đâu.
- Tôi nghĩ rằng, với tôi, vở diễn đấy của cô sẽ không thành đâu, cô bạn quý mến ạ, - hắn thờ ơ nói và rít thuốc.
- Anh hãy nghe đây này, - cô gái mỉm cười tự tin, - tôi có cảm tưởng anh chưa tính được rằng tôi hoàn toàn không có ý định đùa đâu nhé. Nếu tôi làm bù đầu tóc lên, xé toạc áo ra, rồi chạy ra hành lang gào ầm lên, thì anh sẽ rất khó thuyết phục những người khác rằng anh không dính dáng gì đến chuyện này cả. Mà như tôi được biết, ở đất nước này, người ta trừng phạt rất nghiêm khắc những ai có những hành vi hãm hiếp vô lại đối với phụ nữ !
- Cô quả là đê tiện hết sức...
Cô gái cắt ngang lời hắn:
- Chẳng lẽ không đáng trả 2 triệu để thoát khỏi tất cả những điều khó chịu đó sao! Tôi nhìn thấy anh đeo nhẫn cưới. Vợ anh sẽ nói gì khi cô ấy đọc trên báo rằng chồng cô ấy đã...
- Cô thật là ghê tởm…hết biết..!!
Cô gái mỉm cười:
- Ồ không hẳn vậy đâu! Tôi rất hiền lành với anh đấy. Bởi tôi chỉ đòi anh vỏn vẹn có 2 triệu thôi, phải vậy không? Có những trường hợp tôi còn moi được nhiều hơn gấp bội cợ Chẳng hạn 500, 1.000 triệu…, đôi khi thậm chí còn xoay được vài nghìn ấy chứ! Các chính trị gia của đất nước này với tiếng tăm không mấy trong sạch thường vui lòng “ứng” cho tôi những khoản tiền không nhỏ để phòng ngừa những vụ xì-căng- đan. Tôi thường bao giờ cũng nhắm trước cho mình con mồi. Tôi đánh giá anh khoảng 3 – 3 triệu…thậm chí có thể tới 5 triệu là cùng , nhưng tôi chỉ xin anh có 2 triệu thôi.
- Cô thôi đi được rồi đấy! - Đức Mạnh đứng dậy chụp lấy va-li của mình và muốn nhanh chóng thoát khỏi cupe.
- Hãy ngồi xuống đấy! - Cô gái ra lệnh và ngay tức khắc quay ra ngáng đường hắn, - hay là để tôi kêu lên bây giờ! Trong chuyện này thì tôi lão luyện lắm. Anh hãy tin rằng tôi rất lành nghề trong công việc của mình !
Đức Mạnh quẳng va-li xuống ghế và ngồi phịch xuống. Hắn tin rằng cô ta rất dám thực thi những lời đe dọa đó nếu như hắn mưu toan chống lại cô tạ. Liếc nhìn sang, hắn thấy trên cườm tay cô ta những đồ trang sức đắt tiền. Đó là một bằng chứng hùng hồn cho thấy cô ta không hề cường điệu khi nói rằng cô ta rất lão luyện trong nghề.
Cô gái ngó nhìn đồng hồ đeo tay bằng vàng của mình.
- Còn năm phút nữa chúng ta sẽ tới ga Bình Triệu, mà tôi thì phải xuống ga đó, - cô nói bằng một giọng hết sức lạnh lung.Tôi cho anh đúng một phút nữa để quyết định. Phanh hãm phòng tai nạn nằm ngay dưới cửa cupe đây. Tôi chỉ cần vài giây là đủ để xé áo, vò tóc mình, cào mặt anh và kêu cứu. Tôi có thể gào chói tai đến mức...
- Còn tôi thì sẽ lập tức kể với mọi người sự việc trên thực tế ra sao và cô là kẻ lừa bịp thế nào. Cô đừng tưởng rằng...
Cô gái phì cười khinh bỉ:
- Những kẻ cưỡng dâm bao giờ chẳng nặn ra những điều thanh minh ngu xuẩn, nhưng ai mà tin chúng được. Nhất là trong những trường hợp nghiêm trọng như thế này!
Đức Mạnh nhổm dậy, dụi đầu thuốc lá vào chiếc gạt tàn và sau vài giây lưỡng lự tiến đến trước mặt cô gái. Cô ta vẫn đứng chắn ngang cửa, một tay cô ta nắm lấy cổ chiếc áo sơ mi trắng của mình để sẵn sàng xé toạc nó trong chớp mắt. Những móng tay nhọn hoắt sơn đỏ của cô ta, rõ ràng chỉ cần vài giây là đủ để làm biến dạng khuôn mặt hắn - để “tự vệ” mà.
- Thôi được, - hắn nói, đồng thời nhún vai khuất phục, rút từ ví ra mấy tờ giấy bạc, - nhưng để bù lại khoản này tôi đề nghị phải trả lại tôi lãi suất bằng hiện vật.
- Bằng hiện vật? Thế nghĩa là thế nào?
- Tôi đề nghị cô cho phép tôi hôn cô, để sau này còn có thể vỗ ngực khoe khoang rằng đã được hôn một nữ quái kiệt tống tiền trâng tráo nhất thế giới! Cô sẽ nhận 2 triệu, còn tôi thì được cái hôn. Như vậy theo tôi, có lẽ công bằng hơn. Cô thấy thế nào, hay là cô có ý kiến khác?
Cô gái tóc dài thoáng chút lưỡng lự. Sau đó cô chụp lấy mấy tờ giấy bạc nhét vào túi, còn hắn thì kéo cô về phía mình, ôm hôn say đắm. Đó là một chiếc hôn rất dài, đậm đà, thỏa mãn, giải tỏa bao thèm khát của hắn qua thời gian dài thiếu thốn…!.
Chừng hồi lâu, cũng gần năm phút hai bờ môi gắn chặt trong cuồng nhiệt thỏa thích, Cô gái thốt lên trong hơi thở ngột ngạt và đẩy hắn ra :
- Thôi đủ rồi…đồ cọp đói..!

Đúng lúc đó đoàn tàu dừng lại. Cô gái lôi va-li của mình khỏi giá, không thèm nhìn lại hắn, lạnh lùng bước ra và rời khỏi tàu. Đức Mạnh đứng ở cửa cupe dõi theo bước chân cô trên lối đi sỏi đá cho đến khi cô bước vào nhà ga.. Đoạn, hắn trở lại, ngồi xuống chỗ của mình, châm một điếu thuốc mới và rút ra một tờ báo. Đã vài phút trôi qua, đoàn tàu lại chuyển mình đi về hướng ga Saigon.

- Cô nhóc thật ranh ma, quỷ quyệt, - hắn lẩm bẩm không giấu vẻ khâm phục, - nhưng thật không may cho cô ta là đã gặp phải mình.

Nói đoạn hắn đút chiếc đồng hồ và chiếc xuyến vàng của cô ta vào túi áo trong. Lật qua mấy trang báo, hắn cẩn thận cắt ra một mẩu tin, trong đó có nói rằng ngày hôm nay, sau khi hết hạn 5 năm tù, trùm móc túi Đức Mạnh của cái chế độ “ XẠO HẾT CHỖ NÓI” vừa được phóng thích khỏi nhà tù HỎA LÒ.-

Thứ Năm, 3 tháng 2, 2011

CUNG CHÚC TÂN XUÂN - TÂN MÃO - 2011



CUNG CHÚC TÂN XUÂN - TÂN MÃO - 2011
Trang Nhà MÂY LÃNG DU kính chúc :
Bạn Bè Thân Hửu gần xa - Độc Giả -
Đồng Hương :
Dồi dào sức khỏe - Phước thâm tự hải
Lộc cao như sơn - Vạn sự cát tường -
MÂY LÃNG DU







Thứ Bảy, 15 tháng 1, 2011

TUỔI GIÀ LÀ THỜI SUNG SƯỚNG NHẤT



Tuổi Già Là Thời Sung Sướng Nhất

Nếu ai già, mà không biết tuổi già là sung sướng, thì lỗi tại họ. Họ có cái sướng, cái quý, mà họ không biết hưởng.
Ông cụ Lê đã tám mươi lăm tuổi, vẫn còn khỏe mạnh. Cụ bà cũng tám mươi ba tuổi. Họ sống trong một căn nhà tiền chế có ba phòng ngủ và hai nhà tắm, rộng rãi. Hai vợ chồng ngủ riêng, mỗi người một phòng, cái phòng còn trống dành cho con cháu, bạn bè ở xa về chơi. Cụ bà nhất định ngủ riêng. Cụ ông nói với bà con rằng, cụ hay thức khuya đọc sách, báo, và nghe nhạc, nên cụ bà không chịu được, phải ngủ riêng. Cụ bà thì nói thẳng “Ông già, nhưng phá lắm, làm tôi mất ngủ”. Cụ bà lãng tai, nên thường nói lớn tiếng như thét gào. Tôi từ San Francisco về, ghé thăm hai ông bà cụ Lê. Thấy ông đang xem tờ báo Mỹ, trong đó nhiều trang quảng cáo in hình những thiếu nữ da thịt hồng hào, lồ lộ, ăn mặc ít vải, bụng ngực hở hang, chân tay dong ra hớ hênh.

Trong tình thân mật, tôi hỏi cụ:
- Bác cũng còn thích xem các thứ nầy nữa? Có còn "làm ăn" chi được nữa không? Bác "chay tịnh" đã bao nhiêu năm rồi?
Cụ Lê nhướng mắt, cười toét miệng, để lộ hai hàm răng giả trắng nuốt, đều đặn, nhưng hơi móm, trả lời:
- Có chứ! Làm ăn đều đều chứ! Gì chứ cái đó đâu có nhịn được!
- Thật không bác? Hay chỉ nói đùa cho vui thôi? Có cần thuốc Viagra trợ lực không?
- Thuốc với thang, đâu cần! Tôi cũng đã thử cái thuốc đó mấy lần mà thấy công hiệu của thuốc quá chậm. Mình đã xong rồi, chiến trường đã tan, thuốc mới công hiệu. Thêm bực mình, khi đó thì dù còn sức, bà ấy cũng gạt đi. Phải hơn nửa giờ sau khi uống, thuốc mới công hiệu. Thế là quá chậm. Chuyện đó, phải tức thì, cơm nóng canh sốt mới ngon. Đâu phải đi câu mà thả cần chờ cá đớp mồi. Còn khi không có hứng thì uống thuốc đó vô làm chi?
- Bác dám thử thuốc đó, không sợ đứng tim bất thần chăng? Tôi cười và hỏi.
- Sợ gì! Tuổi nầy có đứng tim mà chết mau lẹ, thì cũng mừng, khỏi phải sợ bệnh hoạn lâu ngày. - Thuốc đó có sinh ra phản ứng phụ gì không?
- Có! Uống vào, cái mặt mình nó câng câng làm sao ấy. Giống như khi mình nói láo, ngượng quá, mặt câng lên. Cứ thế cả giờ không hết. Tôi quẳng vào thùng rác cả ống thuốc từ lâu.
Cụ Lê vốn vui tính, ưa nói đùa. Tôi nghĩ là cụ nói chuyện cho vui thôi.
Đêm đó, vợ chồng tôi ngủ lại nhà cụ. Buổi khuya tôi thức dậy, đi xả nước thừa trong cơ thể, phải đi qua phòng ngủ của bà cụ Lê mới vào được phòng tắm.
Tôi thấy tấm chăn bà đắp lệch ra, gần rơi xuống đất. Bà vẫn ngáy đều. Mùa đông lạnh, nếu chăn rơi ra, bà có thể cảm lạnh. Tôi nhẹ nhàng đến kéo tấm chăn lên, đắp lại cho bà.
Bỗng bà nói thật lớn, hai tay chắp lại mà xá tôi lia lịa:
- Thôi, thôi ông ơi, tôi lạy ông, tôi lạy ông, nhà có khách, không được đâu!
Tôi khiếp hãi, lạnh cả người. Chưa kịp đi tiểu, mà tôi vội vã chạy về giường mình nằm yên, tim đập thình thịch mãi chưa hết sợ. Tuy không ai dám hiểu lầm là nửa đêm tôi đi mò mẫm bà cụ già, nhưng cứ sợ.
Tôi nhịn đi tiểu, mất ngủ cho đến gần sáng. Bây giờ thì tôi tin những gì ông cụ Lê nói không phải là chuyện đùa chơi. Sáng hôm sau, tôi kể lại chuyện sửa mền cho vợ tôi nghe, vợ tôi ôm bụng cười mà không tin.
Buổi sáng, cụ Lê tập thể dục theo lối cử động chậm và phất tay cùng hít thở. Thấy tôi ngồi đọc báo, cụ nói:
- Anh thường không tập thể dục? Thể dục làm tan biến hết mệt mỏi của một đêm dài nằm trên giường. Không cần tập nhiều, tập cho khí huyết lưu thông, thấy mình sảng khoái hơn. Anh có tin rằng tuổi già là giai đoạn sung sướng nhất trong một đời người không? Nhiều người không tin đấy. Lạ quá!
Vợ tôi đang đứng trong bếp, chỉ tấm hình có đứa bé nằm trong nôi và nói vọng ra :
- Cháu nghĩ trẻ con nằm trong nôi, vô tư, ngây thơ sung sướng nhất. Bác có nghĩ vậy không?
Cụ Lê xì một tiếng và nói:
- Con nít trong nôi biết khỉ gì mà sung sướng? Ai dám bảo là chúng nó vô tư? Có chắc không? Có chắc là chúng nó không lo nghĩ, không có mối khổ tâm riêng khi không biết nói, không biết tự làm cho mình những việc tối cần thiết. Được cho món gì thì ăn món đó, không có quyền lựa chọn. Dở ngon chi cũng phải nuốt, ưa hay không cũng phải ăn. Chỉ biết khóc, khóc và khóc . Đói cũng khóc, mà đau cũng khóc. Khi bị con kiến, con trùng tấn công, cũng không biết làm sao mà tự vệ, hất nó đi. Cha mẹ nghe khóc, cũng không biết là nó đói hay đau, hay ngứa. Tiêu tiểu cũng nằm trên nôi, phóng uế ra cả chiếu giường, hôi hám, sung sướng cái nỗi gì. Nóng lạnh cũng không biết làm sao cho dễ chịu hơn. Người lớn không biết thì tưởng đâu nó vô tư sung sướng. Thử cho anh chị nằm liệt ra đó, có người mớm cơm ăn uống, chăm sóc, và moi phân từ quần ra, thay tã cho khi tiểu tiện, thì thấy khổ hay sướng mà dám bảo là trẻ con vô tư sung sướng? Sướng và khổ là phải cảm nhận được mới có giá trị. Có ai còn nhớ và nghĩ là thời nằm trong nôi sướng đâu. Nầy, nếu tôi có phép, cho chị lưạ chọn, cứ bé bỏng và được nằm trong nôi mãi, chị có chịu hay không? Hay là trông mau lớn, để khỏi nằm nôi?
Vợ tôi tiếp:
- Thế thì, trẻ con lớn hơn chút nữa, biết đi biết chạy, biết chơi, ở nhà chưa đi học, vui vẻ với gia đình, không lo nghĩ, không bận rộn, không ưu tư gì cả, và chưa biết cái khổ của cuộc đời, thì có phải là sướng không?
Cụ Lê cười khà khà, và nói lớn, vọng vào bếp cho vợ tôi nghe rõ hơn:
- Trẻ con, sướng chứ, nhưng làm sao sướng bằng người già được. Trẻ con cũng có những nỗi khổ tâm riêng của chúng mà mình không chịu nghĩ đến. Khoảng nầy là tuổi chơi, mà bị cấm đoán nhiều nhất, cha mẹ anh chị chăm nom canh chừng từng phút một. Cấm chơi cấm nghịch, cấm thức khuya, bắt phải ăn món nầy, ăn món kia, dù thích hay không. Bị canh chừng, kềm kẹp ngày đêm. Câu chuyện khôi hài kể rằng, một em bé đi chơi với bố, thấy một vũng nước mưa bên đường, hỏi bố rằng “Có phải Bố có quyền muốn làm gì thì làm chẳng ai cấm đoán, la mắng bố cả, phải không ?” Ông bố trả lời là phải. Em bé mở tròn mắt hỏi: “Thế thì tại sao Bố không nhào xuống vũng nước mà lăn lộn cho sướng?” Đó, còn trẻ con, là không được làm điều gì mình muốn cả. Không có một xu dính túi, mà có tiền, cũng không có quyền mua những thứ mình thích.”
Vợ tôi cười, và hỏi tiếp:
- Thế thì trẻ con lớn hơn chút nữa thì sao? Có sướng hơn người già không?
- Làm sao mà sướng bằng tuổi già được. Anh chị cứ nghĩ và nhớ lại mà xem. Tuổi đó thì làm biếng và ưa chơi hơn là học. Trẻ nào cũng vậy. Thế mà cha mẹ, thầy giáo bắt học hành. Ban ngày thì học ở trường, ban đêm về nhà phải học bài, làm bài. Truyền hình và nhạc có chương trình hay đến mấy, cũng không được xem, nghe, phải học bài xong, làm bài xong đã. Mà học xong, thì đâu còn những chương trình đó cho chúng xem nữa. Khi đó thì khuya rồi, bố mẹ bắt đi ngủ để sáng hôm sau đi học. Chưa kể những đứa con nhà khá giả, cha mẹ thường bắt phải đi học đàn, học nhạc, học múa. Và có khi phải đi học thêm những lớp đêm, lớp ngày, cho giỏi hơn. Bị kềm chặt trong cái thời khóa biểu của cha mẹ. Em bé không thể tự quyết định riêng cho nó điều gì theo sở thích cả. Bởi vì nếu để cho em tự quyết định hành động từ tuổi thơ, thì mai sau lớn lên chỉ có nước đi ăn mày hay ngồi tù sớm mà thôi.
- Thế thì bác cho rằng tuổi trẻ khổ nhọc và tù túng lắm phải không? Vợ tôi cắt lời.
- Không hẳn như thế, nhưng cũng gần thế. Không phải lo cơm áo, tiền bạc, công việc làm ăn, là sướng, khỏe, nhưng trẻ con đâu ý thức được cái khỏe, cái sướng đó. Chỉ thấy cái khổ của việc học hành. Đôi khi đi học, còn mệt hơn đi làm nữa, đó là sự thực. Khi lớn hơn nữa, ý thức được là phải học hành, để mai sau có nghề nghiêp may ra đời sống khá hơn, tương lai vững chắc hơn, thì lại khổ hơn nữa. Phải lo âu, chăm chỉ, hy sinh các sở thích khác để mà trau dồi tương lai. Học hành đôi khi cũng có cái thú, nhưng chắc chắn ai cũng thích chơi, thích giải trí hơn là cắm cúi cần mẫn học hành. Bằng chứng là có nhiều người phải đóng bạc trăm bạc ngàn đi học các khóa đặc biệt, mà khi giáo sư cho nghỉ sớm vài phút cũng mừng húm, sung sướng thấy rõ ra mặt. Đi học, mà học cho đàng hoàng thì không phải chuyện dễ, không phải nhẹ nhàng, mà học qua loa thì sợ thi rớt, sợ học xong mà không biết gì. Có kẻ hỏi một anh tuổi gần ba mươi rằng: “Anh có muốn trẻ lại như thời mười lăm mười sáu không?” Anh rùng mình mà trả lời : “Không bao giờ, phải đi học lại trung học, đại học, cực quá, thà chết còn hơn.” Khi lớn hơn nữa, thì thêm nỗi lo, nỗi khổ vì tình yêu. Không có người yêu thì cô đơn, buồn khổ. Có người yêu thì lo sợ cuộc tình tan vỡ, lo ghen bóng gió, lo người yêu không trung thành, và buồn khổ vu vơ, lãng nhách. Trong thời trẻ trung, thì tình yêu là đẹp đẽ nhất, vui thú nhất, nhưng cũng làm con tim đau đớn nhất và còn có nhiều kẻ đã chết vì tình yêu. Chết mà không hối tiếc chi cả. Không lấy được nhau thì đau khổ đến như trời sập núi tan, mà lấy nhau được thì cũng chiến tranh cãi vã triền miên không ngớt, và chán nản bực bội nhau. Vợ tôi từ bếp ra ngồi trong phòng khách, để nghe cụ Lê luận về nỗi sướng khổ cuộc đời.
Vợ tôi hỏi thêm :
- Vậy khi học xong, có gia đình, có nghề nghiệp, có sức khỏe, là giai đoạn sướng nhất trong đời chứ, thưa bác?
- Ừ, thì giai đoạn đó cũng có sướng, có khổ, chứ không phải sướng nhất như khi vào tuổi già. Anh chị thấy đó, sau khi có gia đình, thì phải làm lụng vất vả nuôi con cái, sống vì đàn con, không còn lý gì đến cái thân mình nữa. Lo dạy dỗ con cái, lo đưa đón, lo bệnh hoạn, lo cho nó ăn học, lo cho nó đừng hư hỏng. Có hạnh phúc, nhưng cũng có nhiều lo lắng. Chưa kể có người vì tình, tiền, danh vọng, mà khổ. Khi còn trẻ, hăng hái, thì ai cũng nuôi tham vọng, muốn giàu sang, muốn nổi tiếng, muốn xa hoa, nên cứ tự dìm mình vào những sinh hoạt khó khăn, làm mất đi những an bình của cuộc sống. Xưa nay đã có nhiều người vì tham vọng mà bỏ vợ, bỏ con, bỏ gia đình, dấn thân vào những nơi xương rơi máu đổ, có khi chết bên chân trời góc bể chẳng ai biết, có khi tù tội rục xương. Không tham vọng nhiều thì ít, ít nhất cũng làm tiền, cất tiền, lo cho bất trắc trong tương lai, lo cho tuổi già. Lo, lo đủ thứ. Có khi vì lo mà phát điên, có khi vì quá lo mà vợ chồng bỏ nhau. Lo nuôi nấng con cái, lo chạy theo danh vọng hão, mà khổ, mà mất di cái sinh thú ở đời.
- Thế thì theo bác giai đoạn nào trong đời cũng không sướng bằng tuổi già. Làm sao mà sướng được? Bác nói cho cháu nghe với. Tuổi già yếu đuối, bệnh hoạn cô đơn, sướng ở chỗ nào?
Vợ tôi hỏi.
Cụ Lê thong thả tiếp:
- Khi đã lớn tuổi, thì con người được nhiều tự do hơn, được thong thả hơn để sống. Không còn phải như em bé bị cha mẹ ép buộc, bây giờ thì muốn làm chi thì làm, muốn thức khuya dậy sớm gì, cũng chẳng còn ai la mắng dọa nạt, rầy la. Nếu vợ vì thương, sợ mất sức khỏe, thì cũng cằn nhằn chút chút thôi, mình không nghe thì cũng chẳng bị roi đòn gì. Không còn phải khổ công học tập, lo lắng cho tương lai mai sau, chẳng phải học thêm chi cho mệt trí, biết quá nhiều, biết quá đủ rồi. Nếu đã nghỉ hưu, thì học thêm làm chi. Nếu còn đi làm, thì cũng đã rành nghề, quen tay quen việc, làm việc dễ dàng.
Khi già tình yêu cũng không còn là mối bận tâm, không quan trọng quá, chưa nghe báo đăng các cụ già trên dưới sáu mươi tự vẫn chết vì thất tình. Tội chi mà chết vì tình trong tuổi già, vì cũng sắp thấy Diêm Vương rồi, việc chi mà đi sớm hơn. Khôn quá rồi, chết vì tình yêu là nông nỗi. Đời sống tình cảm của tuổi già êm đềm hơn, ít đau đớn ít sôi động, và bình lặng.
Tuổi già rồi, các ông không còn tính chuyện mèo mỡ lăng nhăng, khỏi phải lo lắng sợ vợ khám phá ra chuyện dấu diếm mà nhà tan cửa nát. Đỡ tốn tiền quà cáp, đỡ tốn thì giờ lui tới các nơi bí mật. Hồi hộp, đau tim. Các bà khỏi phải lo chuyện đi đánh ghen, không còn cần phải chăm chút nhan sắc làm chi nữa, vì như chiếc xe cũ rệu, có sơn phết lại cũng xộc xệch, cũng méo mó. An tâm và chấp nhận, thì khỏi băn khoăn mà vui. Cũng có một số ít những cặp vợ chồng già đem nhau ra tòa chia tay, vì khi già cả hai đều trở thành khó tính. Hậu quả của li dị trong tuổi già không trầm trọng như khi còn trẻ, vì con cái đã lớn, đã tự lập, không còn ảnh hưởng nhiều đến tương lai chúng và tương lai của chính mình. Vì còn sống bao lâu nữa mà lo lắng chi cho nhiều.
Xa được ông chồng khó tính, độc tài là mừng. Dứt được bà vợ đanh đá, bạc ác là phải sung sướng. Khỏe trí. Tuổi già, cố giữ cho còn có nhau, khi đã đến nước li dị, thì hai bên đều đúng, đều có lý. Đây là hành động tự cứu mình, và cứu người ra khỏi cảnh khổ lúc cuối đời, khi mà mộ bia đã thấp thoáng trước mắt, không còn bao nhiêu ngày nữa. Có điều ít ai nghĩ đến, là càng già, thì càng dễ tìm một người bạn đời để nối lại, để an ủi nhau trong tuổi xế chiều. Vì chung quanh họ, có thiếu chi người đứt gánh nửa đường. Chồng chết, vợ chết, li dị. Vấn đề là không sao tìm được một người có chung nhiều kỷ niệm, nhiều tình nghĩa, nhiều chia xẻ như người phối ngẫu cũ.
Tình già cũng nhẹ nhàng, thong thả, ít khổ đau, ít sôi nổi hơn tình khi còn trẻ trung. Sức lực cũng có còn bao nhiêu mà ghen tương nhau chi, mà lo lắng chi cho thêm mệt, những người lớn tuổi kinh nghiệm và biết rõ như vậy. Nhiều người trẻ, sau khi gia đình tan vỡ thì xuống tinh thần, uống ruợu đánh bài tìm quên, đôi khi không phải vì họ quá thương yêu người cũ mà tự hủy hoại đời mình, mà chính vì họ tự thương thân, tự ái bị xúc phạm, và rồi sa lầy vào ruợu chè cờ bạc. Người lớn tuổi thì suy nghĩ khác. Họ nghĩ rằng ta cũng đã gần đất xa trời rồi, có sống thêm bao lâu nữa mà sầu khổ cho mệt. Mất củ khoai lang, thì kiếm củ khoai mì bù vào. Tuổi già biết giá trị tương đối của tình yêu nên không tìm tuyệt hão, không tìm lý tưởng, và nhờ vậy không bị thực tế phũ phàng làm vỡ mộng, đau khổ. Khi già rồi, có ai hỏi tuổi, thì cũng không cần dấu diếm, không cần sụt đi năm bảy tuổi làm chi. Sướng lắm.
Vì có sụt tuổi, cũng không dấu được những nếp nhăn, mà chẳng có ích lợi gì. Nếu tự cọng thêm cho mình chừng chục tuổi, thì không chừng được thiên hạ nức nở khen là còn trẻ, trẻ quá, và họ mơ ước được như mình. Các ông có vợ đẹp, khi lớn tuổi cũng đỡ lo bọn dê xồm dòm ngó, lăm le dụ dỗ vợ mình. Con người, ai mà không nhẹ dạ, ai mà không ưa lời nói ngon ngọt êm tai, ai mà không có khi thiếu sáng suốt. Vợ chồng cũng có khi bất hòa, buồn giận nhau, và những khi nầy, lòng người dễ chao đảo lắm. Bởi vậy, các ông đỡ nghe các bà hăm he li dị, hăm he bỏ nhau. Tuổi nầy các bà cũng thừa khôn ngoan để biết những tên ngon ngọt, hứa hẹn nhiều, thường chỉ là những tên phá đám, chứ không thể tin tưởng được.
Đàn bà có chồng hào hoa, đẹp trai, khi lớn tuổi cũng bớt lo, vì các ông cũng bớt máu nóng, bớt chộn rộn và khôn ngoan hơn thời trẻ trung. Biết kềm chế hơn, và biết rõ giá trị hạnh phúc gia đình cần gìn giữ hơn là chơi ngông. Tuổi già, vợ chồng sống chung với nhau lâu rồi, chịu dựng nhau giỏi hơn, quen với cái thói hư tật xấu của nhau. Không còn thấy khó chịu nhiều nữa. Dễ dung thứ cho nhau, chấp nhận nhau, vì họ biết rõ bên cạnh cái chưa tốt của người bạn đời, còn có rất nhiều cái tốt khác. Vợ chồng, khi đó biết bao nhiêu là tình nghĩa, bao nhiêu kỷ niệm, bao nhiêu thân thiết, cho nên hạnh phúc hơn, vui hơn. Tình yêu trong tuổi già thâm trầm, có thì giờ bên nhau nhiều hơn, chia sẻ nhiều hơn. Cũng có nhiều ông bà già ưa cãi vã nhau, cũng dễ hiểu, khi đó tai của cả hai ông bà đều lãng, người nầy nói một đường, người kia hiểu nẻo khác, cho nên buồn nhau giận nhau, không gây gổ sao được?
Nói đến đây, cụ Lê xuống giọng nho nhỏ, chỉ đủ cho tôi nghe thôi, và cụ nói với nụ cười trên môi: - Tôi biết chắc nhiều phần, những vợ chồng già hay gây gỗ nhau, vì thiếu ăn nằm với nhau, thiếu tình dục. Không phải tôi nói đùa đâu. Có tình dục đều đặn, cơ thể sinh sản ra kích thích tố, làm cân bằng tình cảm. Làm con người thấy dễ tính, cởi mở hơn, và ít bực bội hơn. Những vợ chồng trẻ dễ tha thứ dễ bỏ qua cho nhau, vì họ có chuyện đó đều đều. Anh cứ nghiệm mà xem, sau khi ra khỏi giường, các bà vợ ø thường dịu dàng hơn, tử tế hơn, cho mình ăn ngon hơn. Đừng bảo khi về già các bà hết ham muốn. Sai toét. Các bà sợ chuyện đó, sợ chứ không phải hết ham muốn đâu. Sợ là phải, đau quá mà. Xe chạy lâu ngày khô nhớt máy, làm sao mà chạy được. Mấy ông già thiếu hiểu biết, phải hỏi bác sĩ, có gì mà xấu hổ, ngượng ngùng. Ai mà chẳng làm chuyện đó, che dấu làm chi. Một ống thuốc nước trơn, chỉ có mấy đồng bạc mà mua được vạn cái hạnh phúc gia đình. Chuyện nầy mà nói ra, có người cho là thiếu thanh lịch. Tôi ghét bọn đạo đức giả, vừa ngu xuẩn, vừa ích kỷ. Đừng quá lộ liễu, đừng quá lố lăng thì thôi. Tại sao chuyện tốt, hiểu biết ích lợi cho cuộc sống con người, mà phải dấu diếm? Tôi tin rằng, người Mỹ thì mười người, có đến tám, biết chuyện thuốc thang nầy, còn người mình, thì mười người, may ra chỉ có hai ba người biết mà thôi.
Vợ tôi không nghe được lời cụ Lê, quay qua hỏi:
- Bác nói gì lầm thầm nhỏ quá, cháu không nghe được.
Cụ Lê cười khà khà đáp:
- Chuyện tào lao ấy mà. Đàn ông nói riêng cho nhau nghe thôi.
Cụ cười, nháy mắt với tôi, rồi đổi giọng lớn hơn, nói tiếp:
- Tuổi già, thì tất cả mộng ước điên cuồng của thời trẻ trung đã tan vỡ, đã lắng xuống, không còn khích động trong lòng, không còn thao thức nhức nhối. Họ biết sức mình đến đâu, và không tội chi mà ôm cao vọng cho khổ thân. Họ còn biết thêm rằng, nếu những cao vọng điên cuồng ngày xưa mà có thành đi nữa, thì e cũng chỉ là hư không, chẳng đáng gì. Khi tuổi già, thì biết khôn ngoan mà an phận, biết vui với bình thường. Biết đâu là hạnh phúc chân chính. Nhiều người già rồi mới tiếc suốt một thời son trẻ không biết sống, phí phạm thời gian theo đuổi những huyễn mộng, làm đau khổ mình, làm điêu đứng người khác. Tuổi già, vui khi thấy mình hết nông nỗi, nhìn đời bằng cái tâm tĩnh lặng hơn. Ai khen không hớn hở mừng, ai chê không vội vã hờn giận. Vì biết rõ mình không có gì xuất chúng để thiên hạ khen nịnh. Và biết mình cũng có nhiều cố tật không chừa được, đáng chê. Chê thì chê, khen thì khen. Khen cũng thế, mà chê cũng thế, thì ta vẫn là ta, là một kẻ già, đáng được khoan thứ hơn là trách móc.
Lúc nầy, không còn muốn làm giàu, không bị con ma tham lam thúc bách để kiếm và tích trữ cho nhiều tiền nhiều bạc. Con cái cũng đã lớn, không phải chi tiêu nhiều thứ , thì tiền bạc, chỉ cần đủ sống thôi, cũng là thỏa nguyện. Họ cũng không cần se sua, tranh hơn thua với ai, tinh thần họ vui vẻ, dễ chịu và khỏe khoắn hơn. Mối lo âu về tài chánh cũng nhẹ gánh. Bởi khi đó, nhiều người đã tích trữ được một số tiền nhỏ. Nhà cửa cũng đã có. Nợ nhà, nợ xe cũng ít đi, hoặc không còn nữa. Con cái cũng đã lớn, không còn là gánh nặng cho mình. Chúng nó đã có nghề nghiệp, đã làm ăn được. Chắc chắn tương lai chúng khá hơn mình nhiều. Người già không chi tiêu nhiều, ăn cũng ít đi rồi, chơi cũng không còn phung phí dại dột như tuổi trẻ.
Khi già, thời gian mới là thực sự của mình, vì không còn phải chạy ngược chạy xuôi kiếm sống nữa. Không còn bị bó buộc bởi trách nhiệm bổn phận. Có thể ngồi mơ mộng hàng giờ trên ghế đá công viên, thưởng thức thiên nhiên tuyệt thú, có thể tìm được an bình tuyệt đối, không như thời còn trẻ, đi nghỉ mát, mà thỉnh thoảng cũng bị công việc nhà ám ảnh, nhắc nhở.
Tuổi già về hưu, là một mong ước của gần như của tất cả mọi người. Nhiều người gắng làm sao kiếm cho nhiều tiền để dược về hưu sớm hơn. Nhiều thanh niên, ngày về hưu còn xa lắc, xa lơ mà vẫn mơ ước. Người Mỹ, trẻ già chi cũng nghĩ đến hưu trí. Hưu trí trong tuổi già là một phần thưởng của tạo hóa, của xã hội. Cho sung sướng, nghỉ ngơi. Già là nghỉ ngơi, là khỏe khoắn. Mỗi buổi sáng nằm dài trên giường, sáng nào cũng là chủ nhật trong tuần, muốn dậy lúc mấy giờ cũng được, muốn nằm cho đến trưa đến chiều cũng không sao. Nằm thoải mái, không ai chờ, ai đợi, không có việc gì gấp gáp phải làm, ngoại trừ cái bọng tiểu nó thúc dục, không cho mình nhịn lâu thêm được nữa. Thế thì sao mà không sung sướng. Nếu chưa về hưu, còn đi làm việc, thì cái tâm của người lớn tuổi cũng nhẹ nhàng, ít bị những sức căng, bị áp lực đè nén. Vì tài chánh cũng quan trọng, nhưng không quá quan trọng đến nỗi khi thất nghiệp thì mất xe, mất nhà, mất vợ mất con như những người còn trẻ. Khi này, nhiều thứ trong cuộc sống đã ổn định, nhu cầu tiền bạc cũng không quá nhiều.
Vã lại, già rồi, kinh nghiệm công việc nhiều, cho nên giải quyết mọi sự trong dễ dàng, thong thả. Bạn đồng sự cũng có chút nể nang, phần vì tuổi tác, phần vì kinh nghiệm. Có trường hợp, còn có việc thì tốt, mất việc thì mừng hơn, vì có lý do chính đáng để về hưu cho khỏe. Vì nếu việc có hoài, việc lại dễ dàng, thì tiếc, không muốn về hưu. Tuổi lớn, không cần thăng tiến, không cần đua chen với ai, cho nên tinh thần thoải mái, được bạn bè chung quanh thương mến hơn. Những người về hưu rồi, trở lại làm việc, thì đi làm, như đi chơi, chứ không phải "đi cày" như nhiều người khác quan niệm. Vui thì làm tiếp, chán thì về nhà nghỉ ngơi.
Người lớn tuổi, thì sức khỏe xuống, bệnh hoạn ồ ạt đến tấn công, không ai thoát khỏi bệnh hoạn. Nhưng họ lại cảm được cái sung sướng của một ngày khi bệnh thuyên giảm. Một ngày khi cảm thấy gân cốt ít nhức mỏi hơn, dễ chịu trong từng khớp xương hơn. Ngưới trẻ đâu có thấy được những nỗi sung sướng nầy? Vì họ chưa kinh nghiệm, chưa trải qua, nên chưa biết. Họ có sức khỏe, nhưng họ không biết đó là sung sướng, cho nên, xem như chẳng có giá trị gì. Anh chị xem, nếu anh chị có một tảng ngọc to bằng cái bàn nằm trong vườn, mà anh chị không biết đó là chất ngọc, thì không biết quý, không biết mình sung sướng có tảng ngọc, mà chỉ quý và sướng vì viên ngọc nhỏ xíu nằm trên chiếc nhẫn mà thôi. Có người viết sách rằng, tuổi già, buổi sáng ngủ dậy, nghe xương cốt đau nhức mà mừng, vì biết mình chưa chết. Tôi thêm rằng, biết mình còn sống là mừng, biết mình đã chết nhẹ nhàng, càng mừng hơn.
Nầy anh chị có nhớ câu chuyện Thượng Đế khi đuổi tổ phụ loài người là ông Adam và bà Eva xuống trần gian, có chỉ mặt mà phán : “Từ nay chúng mi phải đổ mồ hôi trán mới có hạt cơm vào mồm”. Đó là câu nguyền rủa độc địa nhất, là lời phán ý nghĩa nhất, là con người phải sống trong nhọc nhằn. Sách Phật cũng có viết đời là đau khổ, và tu để tránh khổ. Đó, đời nầy đáng sống lắm, nhưng cũng nhiều khổ đau lắm.
Bởi vậy nên tôi nói, được sống là mừng, mà được chết, cũng mừng. Tôi đi đám ma ông bạn già, thấy gia đình khóc lóc, rên rỉ thảm thương, con cháu mếu máo kể lể. Tôi cười trong bụng, nghĩ rằng bọn nầy không biết luật của tạo hóa. Có sinh thì có diệt. Chúng nó muốn thân nhân của chúng sống đời đời sao? Biết đâu chỉ là khởi điểm của một cuôc rong chơi. Nầy, tôi đọc cho anh chị nghe một đoạn thơ của anh bạn tôi: Tôi đi trước, hẹn gặp nhau ở đó Ai thay da mãi mãi sống muôn đời ? Kẻ trước, người sau xếp hàng xuống mộ, Biết đâu là khởi điểm cuộc rong chơi ...
Khi tuổi già, thì xem cái chết như về. Ai không phải chết mà sợ. Sống qua khỏi tuổi năm mươi, là đã lời lắm. Tuổi trung bình của con người trên thế giới nầy chưa được con số năm mươi. Thì mình nên tự xem như được sống thêm đời thứ hai. Đời trước đã hoàn tất, có cả khổ đau lẫn hạnh phúc. Đời sau nầy, thì chắc chắn là sung sướng hơn hạnh phúc hơn đời trước. Vì đã từng trải, đã gom được kinh nghiệm của đời trước, để thấy đâu là hạnh phúc chân thật, đâu là phù du huyễn hão. Chết là về. Nhưng chỉ sợ không về được đến nơi đến chốn, mà như chiếc xe hư máy dọc đường. Làm khổ chủ xe, bắt nằm liệt mê man, không sống mà cũng không chết, đó mới là cái đáng sợ. Tôi biết vậy, nên đã làm di chúc, khi nào tôi bị mê ba ngày, thì xin rút ống cho tôi đi. Đi về bình an. Nầy, anh chị nghĩ sao về ông bác sĩ mà người ta đặt cho tên là bác sĩ tử thần? Già rồi tôi không nhớ rõ tên, hình như ông ta tên là “Ki-Vô-kiên” phải không? Cái tên gần gần như vậy.
Theo tôi, thì ông nầy là một vị Bồ Tát, cứu độ cho chúng sinh mau qua khỏi khổ đau, để bị ra tòa, bị tù tội. Chỉ có cái tâm Bồ Tát thật lớn mới làm được việc đó. Tôi cố tìm một cái ảnh ông ta để thờ sống, mà không có. Tôi nghĩ, trong tương lai, luật pháp sẽ không ngăn cấm việc cho người đau đớn ra đi sớm hơn, vì đàng nào cũng chết, tại sao phải kéo cái đau đớn ra dài hơn mới được chết. Trừng phạt người ta hay sao? Trong tuổi già, người ta biết ơn sự nhiệm mầu của tạo hóa. Có bộ máy nào, không phải là gang thép, bạch kim, mà chạy một mạch sáu bảy chục năm không ngưng nghỉ, mà vẫn còn hoạt động như quả tim, buồng phổi, trái thận, cái bao tử, não bộ. Có hệ thống ống dẫn nào hoạt động sáu bảy chục năm mà chưa thay thế như các mạch máu của hệ thống tuần hoàn. Thì dù có rò rỉ van tim, chất mỡ đọng nghẹt trong vài ba mạch máu, thì cũng là sự thường tình, và mừng là còn sống, còn sinh hoạt được. Dù có phải liền liền đi vào cầu tiểu mỗi ngày nhiều lần, thì họ vẫn sung sướng là cái vòi xài mấy chục năm mà vẫn chỉ mới rò rỉ sơ sơ. Mấy cái vòi nước trong nhà, bằng kim khí cứng, không rỉ sét, thế mà năm bảy năm đã phải thay rồi.
Buổi trưa, tôi lái xe mời ông bà cụ Lê đi ăn tiệm. Đi qua khu phố có nhiều tiệm Việt Nam , khách bộ hành đông đúc tấp nập. Tôi để ý thấy cụ cứ ngắm nhìn những người đàn bà con gái trên đường. Tôi hỏi nhỏ cụ:
- Bác cũng còn thích nhìn đàn bà đẹp? Thế là trái tim bác còn trẻ lắm đó. Bác nhìn họ, với tâm trạng nào?
Cụ Lê cười và nói tự nhiên:
- Mình nhìn họ, như ngắm một bức tranh nghệ thuật. Thưởng thức một vẻ đẹp thiên nhiên của trời ban cho thế gian. Ngắm nhìn cái đẹp, không có gì là sai trái cả. Chỉ khi nào nhìn, rồi trong lòng mình nẩy sinh ra tư tưởng gian tà, đen tối, ham muốn, thì khi đó mới đáng trách. Có ai kết án một người thưởng thức bức tranh Vệ Nữ không? Chắc là không.

Tôi nói nhỏ :
- Nhưng nếu có điều kiện cho phép, bác có muốn "gần gũi" với những người đẹp đó hay không? Có còn đủ sức không?
- Nầy, tôi nói cho anh biết, có ai cho tôi lái chiếc xe đời mới, tân tiến, tôi cũng không khoái bằng khi lái chiếc xe cũ, cổ lổ sĩ của tôi. Vì đã quen tay lái, quen nhịp máy, quen tốc độ, quen sử dụng, thì mình thấy thoải mái và dễ dàng hơn chứ. Lái chiếc xe lạ đâu thích bằng lái chiếc xe quen thuộc của mình. Anh có đồng ý không? Tắm ao ta vẫn khoái hơn tắm ao người chứ !
Cụ Lê cười, tôi cười theo. Cụ bắt lại câu chuyện cũ:
- Bây giờ anh đã đồng ý với tôi rằng tuổi già là thời gian sung sướng nhất chưa? Nếu ai già, mà không biết tuổi già là sung sướng, thì lỗi tại họ. Họ có cái sướng, cái quý, mà họ không biết hưởng./-





Thứ Hai, 13 tháng 12, 2010

MERRY CHRISTMAS & HAPPY NEW YEAR 2011


HAPPY NEW YEAR 2011

Những Cánh Hoa Hồng Trong Đêm Giáng Sinh

Tuyết đang rơi. Hồng Thủy đang ngồi ở khoảng sân sau nhà, em thấy lạnh hơn. Hồng Thủy không mang giày ống cao. Em không thích, mà em cũng chẳng có đôi nào. Chiếc áo khoác mỏng tanh không đủ giữ ấm cho Hồng Thủy. Em lạnh lắm.
Tuyết vẫn không ngừng rơi. Hơn một giờ trôi qua, em nghĩ mãi chưa ra món quà Giáng sinh tặng mẹ. “Ôi, thật là chán. Giờ đây nếu có nghĩ ra mua gì thì mình cũng đâu có tiền mà mua.” Em lắc đầu, mặt buồn rười rượi.
Đã ba năm kể từ khi bố qua đời. Ba năm qua, cả nhà năm miệng ăn đánh vật từng ngày với cuộc sống. Không phải vì mẹ không quan tâm, mà chỉ vì không biết bao nhiêu mới đủ. Mẹ làm cả ca đêm ở bệnh viện, nhưng đồng lương nhỏ bé cũng chỉ đủ chống chọi qua ngày.
Càng thiếu tiền và những thứ khác, cả nhà càng thương yêu và bảo bọc nhau hơn. Cùng với anh chị và một đứa em, Hồng Thùy đảm trách mọi việc nhà khi mẹ vắng. Ba chị em gái của em đã chuẩn bị những món quà Giáng sinh rất dễ thương cho mẹ rồi. Còn Hồng Thủy thì vẫn tay trắng, dù bây giờ đã là đêm Giáng sinh.
Lau vội dòng nước mắt, em đá chân vào tuyết và đi xuống phố, nơi các cửa hiệu đang lấp lánh ánh đèn màu và nhộn nhịp tiếng nhạc Giáng sinh. Một cô bé mười sáu tuổi mồ côi cha, sao giờ đây em thấy rất cần một người để chuyện trò. Nhưng sao khó quá !
Hồng Thủy đi dọc theo các cửa hiệu, nhìn đăm đắm vào những tủ kính được trang trí thật lộng lẫy. Mọi thứ sao mà đẹp đến thế, mà cũng xa tầm tay đến thế! Trời tối dần. Hồng Thủy đành phải quay về nhà. Bỗng mắt nàng bắt gặp một tia sáng nhỏ từ phía chân tường. Hồng Thủy cúi xuống và phát hiện ra đó là một đồng tiền sáng chói.
Giây phút đó, Hồng Thủy như thấy mình là kẻ giàu có hạnh phúc nhất thế gian. Một làn hơi ấm chạy dọc cơ thể. Hồng Thủy chạy nhanh về phía cửa hiệu đầu tiên vừa nhìn thấy lúc nảy. Nhưng rồi lòng phấn khích bỗng tan thành mây khói khi người chủ hiệu bảo rằng sẽ chẳng mua được thứ gì với đồng tiền này.
Hồng Thủy trông thấy một hàng hoa và quyết định bước vào trong chờ tới lượt mình.
“Gì vậy cháu?”, người bán hoa hỏi.
Hồng Thủy chìa đồng xu ra và nói rằng liệu tôi có thể mua một bông hoa làm quà Giáng sinh cho mẹ không ?
Người bán hoa nhìn vào đồng 10 xu. Đặt tay lên vai cô bé, ông trả lời: “Hãy đợi ở đây. Để chú xem chú có thể giúp cháu được gì nhé!”.
Đứng đợi, Hồng Thủy nhìn những bông hoa đầy màu sắc xung quanh. Dù là một cô bé vừa lớn nhưng Hồng Thủy có thể tưởng tượng được rằng mẹ và các chị em gái mình yêu những bông hoa như thế nào.
Tiếng cánh cửa đóng lại của người khách cuối cùng đưa Hồng Thủy trở về với hiện tại. Chỉ còn một mình trong cửa hiệu, em cảm thấy cô đơn và hơi chút lo sợ.
Bỗng người bán hoa xuất hiện, đi tới quầy. Ông lấy lên mười hai bông hồng đỏ thắm, với những cành lá xanh điểm xuyết những chấm hoa trắng li ti, được bó lại với một chiếc nơ bạc thật xinh. Tim Hồng Thủy như lặng đi khi người chủ hiệu đặt bó hoa vào một chiếc hộp màu trắng trong.
“Đây, của cháu đây. Tất cả là 10 xu.” Ông nói rồi chìa tay ra. Hồng Thủy đưa đồng xu một cách rụt rè. Ôi, không biết mình có nằm mơ không đây? Ai lại bán cả một bó hoa tuyệt đẹp thế kia với chỉ 10 xu cơ chứ! Dường như cảm nhận được vẻ lưỡng lự của cô bé, người chủ hàng hoa nói: “Chú đang bán giảm giá mười hai bông 10 xu, cháu có thích chúng không nào?”.
Nghe vậy, Hồng Thủy không còn ngần ngại nữa. Khi chạm tay vào chiếc hộp dài xinh xắn, cô bè mới tin rằng đó là sự thật. Bước ra khỏi hàng hoa, cô bé còn nghe giọng người bán hoa gọi với theo, “Giáng sinh vui vẻ nhé, con gái !”.
Người bán hoa quay vào, cùng lúc vợ ông đi ra. “Chuyện gì vậy anh?”
Nhìn ra ngoài cửa sổ, cố ngăn dòng nước mắt, ông nói: “Một điều kỳ lạ vừa mới xảy ra sáng nay. Em biết không, trong lúc anh sửa soạn mở hàng, anh nghe một giọng nói bảo rằng hãy dành ra một tá hoa hồng để làm một món quà đặc biệt. Rồi mải mê với công việc anh cũng không nhớ tới điều ấy cho lắm; nhưng vừa rồi không biết sao anh lại để mười hai bông hoa sang một bên. Chỉ một vài phút sau, một cô bé gái xinh xắn bước vào và hỏi mua một bông hoa tặng mẹ chỉ với một đồng mười xu. Anh bỗng nhớ lại…..
Đã lâu lắm, khi ấy anh là một thằng bé rất nghèo, không có lấy một đồng mua quà Giáng sinh cho mẹ. Đêm Giáng sinh năm ấy, khi đang lang thang một mình trên đường, anh gặp một người đàn ông xa lạ. Ông ấy ngỏ lời cho anh mười đôla. Đêm nay, khi gặp cô bé này, anh đã biết giọng nói ban sáng là của ai. Và anh đã để lại mười hai bông hoa đẹp nhất.”

Hai người ôm nhau thật lâu. Rồi họ bước ra khỏi nhà trong cái giá rét đêm Giáng sinh. Trời lạnh lắm, nhưng trong lòng họ ấm áp hơn bao giờ.
NTH
*****************************************
Chúa ơi, Một mùa Giáng Sinh lại về với vạn vật đất trời, một mùa để “cho” và “nhận”. Xin cho con nghe được tiếng Chúa nói trong tâm hồn như người đàn ông bán hoa trong câu chuyện trên để con biết Chúa Hài Đồng Giêsu đang thực sự cần những món quà gì. Xin cho con biết trao tặng những món quà ý nghĩa trong mùa Giáng Sinh này mà không tính toán thiệt hơn, và cho những nơi mà con không mong được nhận lãnh lại. Amen!



Thứ Sáu, 10 tháng 12, 2010

GIỚI THIỆU SÁCH "CHẶNG ĐƯỜNG QUÊ HƯƠNG" CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN THẾ HOÀNG


Ngày 6 tháng 6 năm 2008
www.viet.no

Giới Thiệu Sách
: CHẶNG ĐƯỜNG QUÊ HƯƠNG
của Nhà Văn Nguyễn Thế Hoàng


Tuyển tập CHẶNG ĐƯỜNG QUÊ HƯƠNG
Nguyễn Minh Tuấn giới thiệu



Hai lần đổi máy bay, khởi hành vào sáng sớm và khi đến nơi cũng là lúc buổi sáng của ngày hôm sau. Chưa đi mới
chỉ nghĩ đến, nào ngồi chờ boarding
, transit, rồi chờ nhiều giờ đồng hồ kẹp mình giữa hành khách lạ trên máy bay, múi giờ khác biệt..v..v.. đã thấy uể oải. Tôi chuẩn bị hành lý cho một chuyến đi xa, tự tìm cho mình một cuốn sách để mang theo. Bất kỳ một chuyến du hành nào, với tôi, cuốn sách là một bạn đường không thể thiếu vắng. Tôi lại có thói quen đọc truyện vừa suy diễn và gieo mình vào vai trò của từng nhân vật, ngay cả ngồi vào vị trí của tác giả (leser-forfatteren) để suy nghĩ về tình tiết của câu chuyện mà phán đoán sự kết thúc riêng cho mình trước khi đọc xong đoạn truyện. Giữa tôi và sách có một cuộc đối thoại ngầm, như thể chuyến đi của tôi không cảm thấy cô đơn nữa.

Tôi đã chọn cuốn “Chặng Đường Quê Hương” của Nhà Văn Nguyễn Thế Hoàng làm bạn đường, lý do cũng khá đặc biệt là vì cách đây 25 năm, lần đầu tôi đến xứ Phù Tang và nay lại có dịp trở lại. Chuyến đi lần trước, ở thời điểm đó Việt Nam còn khép kín. Ngày trở về chỉ là hoang tưởng đối với người tỵ nạn cộng sản như tôi.Trong chặng đường đến một quốc gia mà vị trí tương đối gần quê hương mình, tôi cho đó là điều may mắn, vã lại nếp sống và con người xứ Phù Tang dù sao cũng hao hao như dân mình, gần gũi hơn đời sống bên Châu Âu mà nhiều năm trời sống vẫn còn xa lạ. Chuyến đi đó gây cho tôi một cảm xúc như đang trở lại cuộc sống của thời gian trước 75, gặp lại bạn bè xưa…Sự háo hức làm tôi rưng rưng nước mắt khi nghe thông báo máy bay đang lượn trên vòm trời xứ Anh Đào và chuẩn bị hạ cánh xuống phi trường Narita.

Tôi nghĩ lúc ấy giả như máy bay đang lượn trên mảnh đất nhọc nhằn Việt Nam, tôi chắc sẽ òa khóc thật to. Tôi cũng đã tưởng tượng cảnh máy bay đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhất, việc đầu tiên là bắt chước các nhân vật lãnh tụ cúi mình xuống hôn đất, rồi giơ tay mở rộng lồng ngực để hít đầy không khí quê nhà. Thậm chí, khi ở nước ngoài, mang thân phận kẻ tỵ nạn, chúng tôi hay mơ tưởng có một vị thần nào đó mang đến cho mình một chai lọ chứa đầy không khí quê hương, để mỗi lần nhớ đến thì chỉ việc mở nắp mà hít thở. Quê Hương là lẽ sống thiêng liêng của chúng tôi đến thế.

Chuyến đi xa lần này tôi nghĩ “CHẶNG ĐƯỜNG QUÊ HƯƠNG” một tuyển tập truyện ngắn của Nhà Văn Nguyễn Thế Hoàng vừa gởi tặng, ít nhất đã gợi đúng tâm trạng của tôi đã từng một lần tưởng mình về lại Quê Hương và nay có thể nhờ những câu truyện này dẫn dắt mình về Đất Nước mà đã trên 30 năm tôi chưa một lần trở lại.

Tôi có thói quen tưởng tượng mỗi khi đọc truyện, cứ ngỡ mình đang ở vai trò của nhân vật, như chỉ ở mỗi việc qua xứ Anh Đào không thôi mà tôi đã rộn ràng như đang đặt chân về lại Quê Hương yêu dấu. Khi viết điều này tôi chợt nhớ lại lúc còn trẻ, mỗi lần đọc truyện hay coi phim, tôi chính là những nhân vật trong truyện, mà tất nhiên phải là những vai anh hùng khí phách hay làm chuyện nghĩa hiệp. Riêng về phái nữ thì tôi trộm nghĩ nếu cũng say mê dòng tưởng tượng như tôi, thì họ sẽ chọn thủ những vai giai nhân tuyệt trần, được anh hùng nghĩa hiệp nào đó liều chết cứu mình…Sau này khi đọc truyện cho con cái tôi lại thích đổi tên nhân vật, thường là tên con mình, nơi chốn và các nhân vật gia đình được đổi theo các tên bố mẹ, anh chị em, và địa danh quanh quẩn nơi chúng tôi ở…để con cái cứ ngỡ truyện viết đó nhắm về mình. Truyện đọc như thế sẽ gieo vào tâm hồn chúng những thông điệp của tác giả gửi gấm một cách trực tiếp. Việc tốt hơn nữa là chúng say mê đọc sách, là kết quả dễ hiểu.

Trở lại tuyển tập “CHẶNG ĐƯỜNG QUÊ HƯƠNG” của Nhà Văn Nguyễn Thế Hoàng, lối viết của tác giả đơn giản, trong sáng, mạch lạc và sâu sắc, như có sao viết vậy, không gò bó gượng ép, do đó đã giúp tôi đọc ít phải suy nghĩ. Chính đó là một ưu điểm mà người cầm viết cần phải có. Đồng thời chính sự phân tích tâm lý độc giả (psykoanalytisk)rất cẩn thận của tác giả Nguyễn Thế Hoàng, gạt bỏ cái vai trò riêng (Jeg-forfatteren) để độc giả cảm thấy như liên hệ đến chính mình. Văn thể, tác giả, và bố cục là nguyên tắc cơ bản để truyền đạt những ý tưởng, xem ra có vẻ tầm thường nhưng chính nó lại là điều thử thách rất lớn đối với người cầm bút. Nếu lấy sự yêu thích của độc giả làm thước đo tác phẩm của mình, được thế thì coi như tác giả đã thành công rồi. Khoảng cách đó coi vậy rất xa, không dễ ai cũng đạt được. Thế nhưng, CHẶNG ĐƯỜNG QUÊ HƯƠNG của Nhà Văn Nguyễn Thế Hoàng đã đạt được điểm son đáng khích lệ.

Cái nhân vật của tôi (biografier) bị quên lãng nhưng không vì thế mà tình tiết câu chuyện giảm sức lôi cuốn, mà còn gây rất nhiều ấn tượng (vekselvirkkning). Truyện ông viết có thể là những đề tài quen thuộc, thường mang “happy ending” ở phần kết, lại nỗi bật tính “văn dĩ tải đạo”, do đó, càng tăng cao giá trị tác phẩm của ông thật vững vàng. Những câu chuyện của Nhà Văn Nguyễn Thế Hoàng , tôi đoán chừng đã kể bằng máu và nước mắt về những điều trải qua như chính tên tuyển tâp của ông đã đặt.

“CHẶNG ĐƯỜNG QUÊ HƯƠNG”của tác giả Nguyễn Thế Hoàng là những sao chép suốt quãng đường niên thiếu lớn trong binh biến, xảy ra biến cố 30 tháng tư năm 1975 ở vào lớp tuổi trung niên, chứng kiến và cũng là nạn nhân trong lao tù bạo tàn Việt Cộng. Những hoài bão dang dỡ đang là những thao thức của một người xa xứ như Ông đã không cho phép Ông khoanh tay ngồi yên hưởng thụ.

Tấm lòng trăn trở đó khiến ông dùng ngòi bút của mình để viết về Chặng Đường Quê Hương của mọi tầng lớp con người, viết thay cho những nạn nhân của chế độ cộng sản bạo tàn, dối trá và ngòi bút của ông gởi gắm một thông điệp nhân bản, vị tha nhằm xây dựng một nước Việt Nam thịnh vượng mang lại đời sống hạnh phúc ấm no cho người dâm. Nhà Văn Nguyễn Thế Hoàng đã thành công trên văn đàn hải ngoại qua tác phẩm CHẶNG ĐƯỜNG QUÊ HƯƠNG.

Xin trang trọng được giới thiệu đến quý độc giả một cuốn sách hay, và giá trị trong kho tàng văn chương Việt Nam hải ngoại.-

NGUYỄN MINH TUẤN
http://www.viet.no/ (Na-Uy)



ĐỌC "CHẶNG ĐƯỜNG QUÊ HƯƠNG" CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN THẾ HOÀNG



Hôm nay, ngày 9 tháng mười hai, năm 2010
http://www.hvhnvtd.com/


ĐỌC “CHẶNG ĐƯỜNG QUÊ HƯƠNG”

CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN THẾ HOÀNG
Đinh Lâm Thanh

***
ĐỌC 'CHẶNG ĐƯỜNG QUÊ HƯƠNG'

CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN THẾ HOÀNG
* ĐINH LÂM THANH



* Trước đây tôi có dịp may đọc vài truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Thế Hoàng, trong số nầy, chuyện ‘Như Hạt Bụi Đời’ đã để lại nhiều ấn tượng cho tôi khi ông viết về nỗi cay đắng của những người vợ các chiến sĩ QLVNCH phải gánh chịu trong thời gian chồng đi tù dưới chế độ cộng sản. Chuyện nầy ông trình bày trong khoảng 40 trang sách. Vai chính là người vợ của một sĩ quan của QLVNCH đang bị tù cộng sản, bà vợ ở nhà đã kiệt sức vì đời sống kinh tế khó khăn nên đã rơi vào tay một tay tên cộng sản và rồi công khai trở thành vợ một của tên cán bộ nầy. Đọc đến đây, tự nhiên tôi thấy tâm hồn chùng xuống, tinh thần hụt hẫng và lòng quặn đau trước hình ảnh một người vợ sĩ quan VNCH, trong một bước cùng nào đó, đã tự nguyện ngã vào tay của một kẻ thù không đợi trời chung.


Tôi ngưng nữa chừng, không dám xem tiếp câu chuyện của Thoa, người vợ sĩ quan với một tên cộng sản gộc…Tác giả đã diễn tả tâm trạng của Thoa như sau : Tình cảm con người thường bị chi phối và biến chuyển trong tầm mức suy diễn. Thực tế và mơ mộng cuốn hút nhau, quấn quýt rồi quật ngã trong những lúc mềm lòng yếu đuối. Hai mươi ngày vắng Tạo (cán bộ cộng sản), Thoa cảm thấy bồn chồn mong nhớ. Tình cảm manh nha đang như có những lối rẽ. Thời gian như phương tiện huyền diệu đủ phân tích lý lẽ đẻ đắn đo cân nhắc theo đòi hỏi nhu cầu cuộc sống dần dần nghiêng ngả về thực tế. Mà cuộc sống bây giờ là cơm, áo, gạo, tiền..


Đúng ra, nhà văn Nguyễn Thế Hoàng có lý khi bào chữa cho hoàn cảnh của Thoa lúc bấy giờ, nhưng riêng tôi, thì khó chấp nhận một sự đổi chiều tình cảm và phản bội chồng một cách dễ dàng để chấp nhận sống chung với tên cộng sản không đội trời chung…nếu đem trường hợp nầy đối chiếu với phong tục, đạo đức và lễ giáo của người đàn bà Việt Nam. Nhưng tôi đã lầm sau khi đọc xong cốt truyện, tác giả dụng ý đưa ra những lỗi lầm của người đàn bà Việt Nam, vợ một sĩ quan đi tù cộng sản không ngoài mục đích để đề cập đến hai vấn đề khác.


Đó là chủ trương của đảng cộng sản nhằm phá hoại gia phong, tình cảm và gia đình sĩ quan chế độ cũ. Chúng nhắm vào những người vợ cô đơn bất hạnh trong lúc chồng thuộc thành phần quân-cán-chính VNCH đang bị chúng lùa vào vòng tù tội (xin ghi nhận lời thú tội của Tạo, tên cán bộ cộng sản đã chứng minh chủ trương khốn nạn của cộng sản Hà Nội qua câu nói với Thoa : Anh chiếm đoạt được em hôm nay nghĩa là anh hoàn thành nhiệm vụ….).



Hơn nữa, đây cũng là thông điệp mà tác giả muốn gởi đến toàn thể dân chúng miền Bắc, nhất là tập đoàn cai trị để chúng thấy được tính nhân bản, tình người, sự hiểu biết, trình độ văn hóa và tinh thần vị tha của người sĩ quan QLVNCH là thế nào qua thái độ của Định, người chồng ra tù trở về đoàn tụ với gia đình, đã sẵn sàng tha thứ mặc dù vợ đã vi phạm một lỗi lầm lớn. (Lời của Định nói với vợ ngay trong giây phút tái ngộ : Do hoàn cảnh ngoài ý muốn, anh không buộc em điều đó. Điều mong muốn của chúng ta nhờ ơn Trên phù hộ chúng ta vẫn còn sống sót để có ngày gặp nhau hôm nay…)


Có phải đây là thông điệp của tác giả muốn nhấn mạnh đến tinh thần vị tha của những chiến sĩ VNCH trước những cảnh đau lòng mà chính vợ con họ đã vấp phải và biết hối cải ăn năn để làm bài học cho bọn cộng sản vô gia đình ? Theo tôi, đây là một lối dựng truyện có sáng tạo, có đích, có hồn, là hình thức tuyên truyền chống chế độ cộng sản đồng thời nêu cao tinh thần của người lính Miền Nam. Một lối tuyên truyền rất hữu hiệu, không cần kèn không cần trống nhưng sẽ âm thầm ảnh hưởng vào tâm trí đối với những ai còn một chút lương tri hiện đang sống dưới chế độ cộng sản.


Từ sau ngày đọc Như Hạt Bụi Đời, tôi ao ước có dịp để học hỏi thêm ở Nguyễn Thế Hoàng lối dựng chuyện, đồng thời theo chân ông dùng văn chương làm phương tiện truyền thông để góp phần đối đầu với âm mưu văn hóa vận của cộng sản.


Đến hôm nay, tôi có được ấn phẩm đầu tay của Nguyễn Thế Hoàng, do chính ông xuất bản tại Hoa Kỳ năm 2007. Sách gồm 16 tiết mục, lấy những dữ kiện của chính cá nhân, gia đình hay bạn bè để viết ra dưới nhiều dạng từ truyện ngắn, bút ký, tạp ghi và kịch ngắn. Sách trình bày trong 345 trang với tựa đề ‘Chặng Đường Quê Hương’. Tôi dành thời gian khá dài để đọc hết tác phẩm nầy và hai truyện đầu trong tác phẩm đã gây nhiều ấn tượng trong tôi :


Mở đầu tuyển tập là truyện Chặng Đường Quê Hương, trong đó, vai chính có thể là tác giả, ông kể lại một chuyến trở về thăm làng cũ sau mười ba năm sống nơi đất khách quê người. Trở lại quê hương không đua đòi theo kiểu áo gấm về làng hay đi tìm của lạ và trả thù đời. Ông không thuê xe hơi để bóp còi inh ỏi ngay từ lúc vào làng, cũng không trưởng giả, dán thông cáo ‘Giờ trưa Việt kiều không tiếp khách’ trước cổng để cấm cửa bà con xa gần là không được quấy rầy giấc ngủ trưa ! Bước chân xuống máy bay, ông khép mình giản dị như một người dân quê địa phương và đi tìm gia đình người thân ở Láng Don, một ngôi làng hẻo lánh cách xa thị xã Phan Rang trên năm cây số. Ở đó, ông chia sẻ với gia đình người chị cùng xóm làng trong tình thân ruột thịt của người đồng hương, không màu mè, không khoe khoang, không dỗm đời của kẻ mới có tiền bắt chước học thói làm sang…


Ngoài hai truyện như đã trình bày ở trên, còn lại, ông thường mượn hình ảnh người đàn bà và bối cảnh xã hội Việt Nam sau ngày mất nước cũng như những gia đình may mắn ra đi để làm đề tài cho nội dung tập truyện. Tôi nghĩ rằng đây là chủ ý của ông để vinh danh người đàn bà Việt đồng thời nói lên thân phận con người trước và sau khi cộng sản chiếm xong miền Nam…cũng như những gia đình đã may mắn ra được nước ngoài nhưng lòng vẫn khắc khoải nhớ về quê hương.
Tác giả đưa ra nhiều khuôn mặt của hai thành phần đàn bà Nam và Bắc (Vợ sĩ quan QLVNCH và nữ cán bộ cộng sản vào chiếm miền Nam) để trình bày cùng độc giả qua các truyện, vài ví dụ điển hình :


- Con Đường Phía Trước : Trong 25 trang giấy, tác giả nêu lên trách nhiệm làm vợ làm mẹ thật hoàn hảo của một người vợ Quân-Cán-Chính thuộc chế độ cũ nuôi con trong lúc người chồng là sĩ quan Cảnh sát không có ngày về sau khi bị còng tay vào nhà tù cộng sản. Người vợ của các chiến sĩ VNCH một lòng chung thủy, vượt qua bao nhiêu sóng gíó và chờ đợi… Đây là gương sáng của người đàn bà Miền Nam, có học, có giáo dục gia đình cần phải vinh danh cho các thế hệ con cháu mai sau noi theo.


- Chị Út Quắn : Một thường dân nghèo nàn vô tội, không liên hệ gì với chế độ cũ, nhưng chỉ vì một miếng đất hương hỏa mà đảng cộng sản vẫn không bỏ sót. Chúng ngang nhiên buộc tội nạn nhân để cướp đất rồi tống đi vùng kinh tế. Đây là một trong hàng triệu trường hợp tương tự, cộng sản cướp của từ Nam ra Bắc và bất chấp khiếu nại của nạn nhân.


- Đổi Đời : Chuyện một nữ cán bộ cộng sản, sau 1975 đã tận tình vơ vét tìền của người dân và tài sản của Miền Nam. Trở thành tỷ phú thì kiếm đường chạy ra nước ngoài để theo phồng vinh giả tạo và kiếm những tên đầu trộm đuôi cướp ngày trước nhằm tìm nơi nương tựa cho tấm thân già.
Ngoài ra, một số truyện khác, ở trong đó, tác giả muốn gởi đến độc giả tình cảm của những người bỏ nước ra cũng như những người định cư nước ngoài qua các truyện :


- Vui buồn trong chuyến đi : Tác giả gởi đến độc giả hoạt cảnh nôn nóng của những người từ địa ngục sắp lên thiên đường ở tại khu công viện đối diện sở Ngoại Vụ Sàigòn còn gọi là ‘trung tân trao đổi tin tức’. Nơi đây tập trung những người đến để làm thủ tục xuất ngoại với những cảnh đau lòng cũng như cười ra nước mắt. Cám ơn tác giả đã cho chúng ta hiểu được phần nào tâm trạng và hoàn cảnh của những người sẽ được xuất ngoại công khai, từ đây độc giả có thể cảm thông với những người bạn cùng cảnh ngộ, nhất là đối với anh em HO của chúng ta.


- Bữa Cơm Chiều Cuối Năm : Một vài nét để cho những người nước ngoài cũng như giới trẻ hải ngoại hiểu được thế nào về ba chữ kinh tế mới. Đây là một âm mưu bóc lột, chiếm nhà đất rồi xua đuổi thành phần Quân-Cán-Chánh trước kia đi đến những vùng khỉ ho cò gáy, sống chết bỏ mặc, miễn là chúng chiếm được nhà đất, của cải của những gia đình có liên hệ với chế độ cũ. Các hoạt cảnh cũng chứng minh cho thề giới hay rằng, âm mưu kinh tế mới là một hình thức đem con bỏ chợ, đọa đày nhằm trả thù thành phần thuộc VNCH của bọn cầm quyền cộng sản Việt Nam.


Và cuối cùng tác giả không quên ghi tâm tư của những người đã sống ở Mỹ nhưng vẫn luôn nhớ đến VN qua các truyện Mùa Xuân Trong Trái Tim, Quê Hương Thương Nhớ, Một Thoáng Hương Xưa và v.v…. Đặc biệt, để chấm dứt tuyển tập, ông Nguyễn Thế Hoàng gởi đến độc giả một vở kịch thơ ngắn với tựa đề : Cộng Sản Đổ Rồi Bà Con Ơi !


Tóm lại lời văn Nguyễn Thế Hoàng trong sáng, chân thật và bình dị. Những yếu tố nầy giúp độc giả dễ cảm thông khi đọc văn của ông. Nhưng ông không phải là một người thợ, chỉ có sở trường sắp chữ để trở thành nhà văn, mà tất cả cố gắng của ông đều được cân nhắc, lựa chọn, gột rửa để diễn tả từ sự việc cho đến ý nghĩ, không ngoài mục đích gởi đến bạn đọc những suy tư thầm kín và một lý tưởng sắt đá của một cựu sĩ quan QLVNCH sau mười năm nín thở qua sông trong các trại tù của Việt cộng.


Có thể nói rằng tất cả người Việt đều mang sẵn nguồn văn thơ từ trong máu huyết. Một lúc nào đó hoặc một động lực nào đó sẽ tạo cơ hội cho cảm hứng chín mùi rồi tự nhiên biến thành thơ văn, do đó, chúng ta thường thấy đa số người Việt hải ngoại đều trở thành những văn nghệ sĩ. Nhưng muốn tránh trở thành thợ ghép vần hoặc sắp chữ thì Thơ phải sâu sắc và có hồn. Văn phải có chiều sâu và sáng tạo… Như vậy, theo tôi, trong số những người thành công trên văn đàn hải ngoại, độc giả thấy có tên ông Nguyễn Thế Hoàng.-

Đinh Lâm Thanh

(Paris, Mùa Noël 2010)


Thứ Tư, 29 tháng 9, 2010

GIÀ ƠI ! CHÀO MI !!





Già Ơi, Chào Mi !






Anh em chúng ta người trước kẻ sau ai rồi cũng già. Làm sao tránh được! Đã có "sinh" là có "lão". Một giai đoạn tất yếu của cuộc sống.


Đặc biệt tặng các bạn đang già hoặc sắp già của tôi


Nếu ngày đầu tiên mình sinh ra mà đã biết nghe, biết nói, nếu có ai bảo rằng mỗi ngày mình lớn lên là một ngày mình sẽ già đi, và tiến dần về cõi chết, chắc chắn là mình đã không tin. Tại sao lại bi quan vậy? Nói chi chuyện giả tưởng nghe như lối đặt câu với mệnh đề giả định trong một lớp học ngoại ngữ, ngay trong những giai đoạn trưởng thành từ thuở niên thiếu cho đến khi lăn lóc vào đời, có mấy ai ngừng lại vì những bận tâm liên quan đến lão suy hay lão hoá, trừ những thiền sư hay những chú tiểu trong chùa. Giòng sống cứ thế mà cuốn trôi đi, mỗi kiếp nhân sinh như một chiếc lá giữa giòng, trôi từ đầu nguồn ra sông, ra biển. Đâu có như con cá hồi (salmon) sau năm năm ở biển lại quay ngược trở về nguồn để sinh, để chết!

Trong lớp sinh lý học phổ thông, học sinh trung học đã được biết về tiến trình già-chết của các tế bào trên thân thể con người. Từng giây, từng phút. Nhưng biết để mà biết. Đó chỉ là chuyện tăng trưởng và đào thải trong thân thể con người! Hay trong lớp siêu hình học nhập môn, khi nêu lên những vấn nạn về cuộc sống như "Ta là ai?" , "Ta từ đâu tới?" hay "Ta sẽ đi về đâu?", thì cũng chỉ là để đáp ứng một nhu cầu giới hạn nhất định trong phạm vi lớp học. Rời khỏi trường rồi, còn mấy ai nhớ những buổi hăng say thảo luận về các vấn đề triết lý trừu tượng ngày xưa? Còn bao nhiêu chuyện quan trọng, bức bách hơn. Chuyện bây giờ lo đã muốn bức hơi, đa mang chi chuyện của ngày mai, chưa tới.

Nhưng cái già nó vẫn tới và tới với mình chầm chậm, từ từ. Nhiều khi nó đến rồi mà mình vẫn chưa hay. Sở dĩ như vậy là vì hình như ai cũng phải qua một giai đoạn tự phủ nhận (self-denial) trước khi chịu nhận là mình bắt đầu già. Giai đoạn này dài ngắn còn tùy ở cá tánh và hoàn cảnh của mỗi người. Thật sự ra phải nói là cũng có người tuy tuổi đời còn thấp, nhưng trong cách suy nghĩ hay ứng xử xem ra thì đã có những phản ánh tiêu biểu của người già như phản ứng chậm chạp, nói năng lẩm cẩm, xoay trở vụng về, để đâu quên đó, còn đi lại thì như là người chỉ còn nửa bầu sinh khí. Lại cũng có người tuy tuổi tác đã cao nhưng lúc nào cũng mau mắn, nhanh nhẹn, nói năng mạch lạc, lớp lang, đầu óc minh mẫn, sáng suốt, ưa thích những sinh hoạt ngoài trời như tắm biển, chơi thể thao, sẵn sàng tham gia các buổi họp mặt với bạn bè, không quá ngần ngại, đắn đo trước những chuyến đi xa, bao giờ cũng sốt sắng, vui vẻ, lạc quan, biết sống trọn vẹn với cái bây giờ thay vì bận bịu, lo toan về cái tương lai, chưa tới.

Trong phạm vi bài này tôi không muốn kể lại đây những nhận định của các nhà chuyên môn về tuổi già và người già khi họ giải thích "thế nào là già" hoặc "tại sao ta già". Tôi chỉ muốn chia xẻ một số ghi nhận của chính bản thân mình, một người cũng đã quá cái ngưỡng 60, về những biến đổi tâm sinh lý trong con người mình cũng như về những khó khăn khi đối phó với những dấu hiệu biến đổi đó trước khi chấp nhận "chung sống hòa bình" với nó. Do đó mà có cái tựa đề như trên là "Già Ơi, Chào Mi!"

Tục ngữ Anh có câu "A man is as old as he feels, and a woman as old as she looks", nghĩa là cái già của đàn ông tùy thuộc vào cảm nghĩ của chính anh ta. Nếu anh ta vẫn cảm thấy mình trẻ trung, khỏe mạnh, thì tuổi tác có quan hệ gì đâu. Cũng như đối với người đàn bà, nếu dung nhan vẫn tươi tắn, mặn mà thì già trẻ cũng thế thôi, nhắc đến làm chi. Tựu trung già hay không là tùy ở cái đầu của mình. Bởi thế tôi rất tâm đắc với câu trích dẫn (không có ghi rõ tác giả) sau đây trong tập sách "Già ơi! Chào bạn!" của BS Đỗ Hồng Ngọc mà Anh Hà Quí Phú, một bạn đồng nghiệp cũ cùng tuổi ở Đà Nẳng, vừa gởi cho: "Age is mostly a matter of the mind! If you don't mind, it doesn't matter" (Tuổi tác là chuyện cái tâm, nếu ta không thèm quan tâm, chả có vấn đề tuổi tác!)

Nếu mình ngồi lại với nhau và hỏi nhau "Bạn thấy mình già từ lúc nào?" thì chắc chắn là mỗi người sẽ trả lời một cách, không ai giống ai. Nói như một người bạn của tôi, anh Tôn Thất Khoát : "Nếu ra bãi biển Santa Monica hay Malibu mà tình cờ được xem một màn quay "Baywatch" với những nữ tài tử trẻ trung, hấp dẫn trong show này diễn xuất bằng xương bằng thịt ngay trước mắt mình, nhởn nhơ, khêu gợi, mà trong lòng vẫn thấy dửng dưng, nguội lạnh thì phải nhận là mình đã già." Tếu, nhưng không phải là hoàn toàn sai. Khi chất testosterone trong cơ thể mình đã càng ngày càng khô cạn thì phản ứng như vậy đâu có gì là khó hiểu!Thật sự ra đối với các nhà khoa học thì dấu hiệu sinh lý của tuổi già đã được nghiên cứu từ lâu. Đại loại, nếu bỏ qua các giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi 20 đến tuổi 60 mà chỉ so sánh một người đã quá 60 với thời anh mới 20 tuổi, thì theo Curtis Pesman, tác giả cuốn "How a Man Ages," ta có thể ghi nhận những thay đổi như sau:

* Da mỏng hơn và chùng xuống, độ co giản của da càng ngày càng giảm sút, và qua nhiều năm tháng biểu lộ vui, buồn, sướng, khổ, những nét nhăn trên mặt đã hằn sâu và lớn.
* Tóc bạc, thưa, và nhẹ hơn, đường kính của tóc chỉ còn 86 microns (1 phần triệu của 1m) so với 101 microns hồi 20 tuổi.
* Hai tròng mắt bị co lại, mức độ ánh sáng vào đến võng mạc giảm đi, khó phân biệt được sự vật trong tối, do đó mà khi đọc cần phải có ánh sáng đủ.
* Tai không còn nghe được tiếng động trên tầm 10,000 hertz, như tiếng hót của chim, vì chức năng chuyển thể độ rung từ tai ngoài vào tai trong đã suy thoái.
* Men răng càng ngày càng mòn dần vì quá trình nhai, nghiến, trong khi đó lợi răng co rút lại, làm lộ rõ khoảng trống giữa các chân răng.
* Xương mất dần calcium, trở nên xốp, dòn, dễ gãy, lớp sụn ở các đầu khớp không còn nguyên vẹn, chất nhờn giữa các khớp khô đi, sinh ra di chuyển chậm, khó khăn.
* Tim không còn bơm đủ máu ra khắp châu thân, một phần do cholesterol đóng dày trên thành động mạch làm tim phải hoạt động nhiều hơn mới bơm được máu đi.
* Các cơ bắp làm cho phổi hoạt động bình thường suy yếu dần, độ co giản của lồng ngực yếu đi, làm cho lượng dưỡng khí hít vào chỉ còn bằng một nửa thời 20 tuổi.
* Trọng lượng của thận giảm từ 20% đến 30%, sức lọc chất thải của thận chỉ bằng nửa hồi trẻ, và sức chứa của bọng đái cũng chỉ còn chừng một nửa (8 fluid ounces, khoảng non 230cl).
* Với năm tháng qua đi, khối não cũng rút nhỏ lại và giảm trọng lượng, hàng tỷ tế bào não bị mất đi, trí nhớ bị giảm sút.

Những thay đổi trên thì ít nhiều ai cũng nhìn thấy, nhất là nơi người khác. Với tôi, đèn đỏ đầu tiên báo động tiến trình lão suy đã bắt đầu là cách đây 7 năm, lúc tôi phải vào Bệnh viện Hoag ở Newport Beach để mổ tim và thay van (mitral valve). Trước khi vào phòng mổ tôi cũng đã cố tìm đủ mọi lý do để tự thuyết phục cho quyết định của mình, mà lý do nặng ký nhất vẫn là "wear and tear." Có tốt đến đâu mà dùng lâu ngày cũng phải mòn, phải rách. Cũng như chạy xe thì đến lúc cũng phải thay 4 vỏ xe. Cũng như cái máy giặt trong nhà, cái lò trong bếp, hay cái bóng đèn trên trần. Sử dụng cẩn thận đến đâu đi nữa thì đến lúc hỏng cũng phải thay. Nhưng thay van là để được sinh hoạt bình thường trở lại, đâu có nghĩ là cơ thể mình đã bắt đầu già!

Rồi 3 năm sau khi mổ, theo khuyến cáo của những người có thẩm quyền, tôi lại phải ngưng chơi tennis, một thú tiêu khiển cuối tuần mà bao nhiêu năm ròng tôi thích thú đeo đuổi với tất cả hăng say, nhiệt tình. Lý do là chứng đau nhức phần lưng dưới (lower back) cứ dai dẳng, không dứt. Bản án thứ hai: Sau khi xem hình quang tuyến chụp phần lưng dưới, bác sĩ phán là tuy chưa trầm trọng nhưng đã có dấu hiệu suy thoái giữa các khớp xương L2-L3, L3-L4, và L4-L5 là các khớp xương ở phần lưng dưới, nghĩa là chất nhờn đã khô đi, lớp sụn bao quanh các khớp đã mòn (Multilevel Degenerative Disease), khoảng cách giữa các đốt xương sống ở vùng này đã rút ngắn lại, và các ngạnh của khớp xương đã bắt đầu nhô ra (Multilevel Spondylosis). Tóm lại đây là dấu hiệu của bệnh lão suy. Nhưng nói là "bệnh" thì nghe ghê quá! Làm sao tuổi mình mà gọi là già!

Tuy nhiên với bản án khắc nghiệt đó tôi bắt đầu âm thầm tìm cách cưỡng chống lại, ít nữa là cũng để "trì hoãn chiến". Theo các bác sĩ tây y thì không có thuốc chữa. Có loại thuốc với hỗn hợp của hai chất glucosamine và chondroitin được quảng cáo ầm ĩ là có thể làm giảm đau ở các khớp thì Cơ quan Quản trị Thực và Dược Phẩm (U.S. Food & Drug Administration) lại chưa chuẩn nhận là có giá trị lâm sàng. Đồng thời nó cũng có thể có phản ứng nghịch đối với các loại thuốc làm loãng máu. Chất nhờn giúp các khớp chuyển động dễ dàng, tự nhiên, là của "trời cho", đến một tuổi nào đó sẽ khô dần đi, không có thần dược nào có thể tái tạo nó lại được. Nhưng các bác sĩ đông y lại quả quyết là được. Đau ở lưng là do gan nóng, hoặc thận suy. Nếu kiên nhẫn uống theo toa của các vị này đảm bảo sẽ lành. Thế là lại âm thầm đi bổ thuốc, nghe thầy nào hay xa đâu cũng tìm đến, thuốc sắc (ba, bốn chén còn một), thuốc tể, thuốc ngâm rượu. Thử hết, xem có kết quả gì không. Nhưng cái đau âm ĩ vẫn còn.

Cái khó đối với tôi còn ngặt nghèo hơn so với những anh em khác cùng bịnh trạng là tuy đau nhưng không thể dùng các loại thuốc giảm đau hiện có vì sợ phản ứng nghịch với loại thuốc làm loãng máu (Coumadin) mà tôi vẫn phải uống hằng ngày sau khi thay van nhân tạo bằng kim loại.

Song song với những cố gắng chữa trị bằng thuốc, tôi còn tìm cách thăm dò, luyện tập theo nhiều phương pháp khác nhau, mỗi cách đều có một mức độ công hiệu nhất định, do bằng hữu hoặc các anh chị sinh viên đã từng có thời học ngoại ngữ với tôi biết tôi đau nên đề nghị luyện tập thử. Cũng xin kể ra đây những môn tôi đã có tập qua để có anh em nào đồng bệnh cùng trao đổi kinh nghiệm cho vui:

* Yoga (Hatha Yoga và Pitales Yoga) tại các trung tâm 20-Hour Fitness.
* Khí công Thiếu Lâm Tự, theo cách hướng dẫn của tác giả Wong Kiew Kit trong cuốn Chi Kung for Health and Vitality.
* Phương pháp thở sâu, chậm, nhẹ, và đều trong cuốn Wujishi Breathing Exercise của tác giả Men Den.
* Phương pháp Đạt Ma Dịch Cân Kinh.
* Phương pháp Thiền Vô Cực do Thầy Tôn Thất Hanh, nguyên giáo sư Quốc Học, Huế, giới thiệu.
* Phương pháp Hồi Xuân gồm năm thế tập của các tu sĩ Tây Tạng do Peter Kelder thuật lại trong cuốn Ancient Secret of the Fountain of Youth.Thái Cực Quyền.

Tôi đã tập qua các phương pháp được giới thiệu cũng như một số phương pháp khác do các bạn thân quen vốn là võ sư chỉ giáo mà tôi không tiện kể hết ra đây, mỗi môn tôi tập một thời gian để tìm xem phương pháp nào phù hợp cũng như thuận tiện và công hiệu với mình nhất. Mấy năm gần nay tôi cố gắng đều đặn tọa thiền mỗi buổi sáng (theo Sổ tức quán) và tập Thái Cực Quyền là chính. Và đã thấy có phần nào giảm đau, không gay gắt như những năm trước đây.

Điều đáng nói không phải là chuyện phải kiên trì tập luyện, vì đây là nhu cầu sinh tử, mà chính là mình phải trực diện với thực trạng của thân thể mình, coi lão hóa là một phần của tiến trình tất yếu, tự nhiên, không có gì phải quá lo âu, sợ hãi. Và như đã nói ở trên, biết nó làm khổ mình, nhưng vẫn phải làm lành với nó, chung sống hòa bình với nó, thực tế khắc chế nó được đến đâu hay đến đó, không nôn nóng, hối hả, không trông chờ phép lạ mà mình biết ở tuổi này khó còn có thể xảy ra.

Gần đây tôi lại tình cờ đọc được bài "Tính Tuổi Theo Lối Mới" (Calculate Your Age in Neo-Years) trên trang nhà của Giáo sư Tiến sĩ Davis Demko có liên quan đến cách suy nghĩ về tuổi già. Theo ông, 75% tiến trình lão hóa của con người có thể điều chế được do tác động của sáu yếu tố sau đây:

* Khắc chế yếu tố di truyền. Dĩ nhiên yếu tố di truyền tạo cho mỗi con người một tình trạng có thể bị mắc những bệnh mà cha mẹ người đó đã từng bị, nhưng những phương pháp phòng ngừa và bảo vệ sức khỏe hiện đại, nếu áp dụng đúng mức, có thể làm giảm đi rất nhiều tính đe dọa của yếu tố này.
* Tập thể dục, thể thao. Rất nhiều các chứng đau nhức phát sinh do thiếu hoạt động. Nếu luyện tập thường xuyên thì hệ thống tim mạch sẽ được bảo toàn, xương và bắp thịt sẽ rắn chắc, khỏe, và sự phối hợp chân tay sẽ nhịp nhàng, hữu hiệu.
* Tinh thần luôn được kích thích. Những người tưổi cao mà vẫn có những sinh hoạt tinh thần đều đặn và đầu óc luôn luôn được kích thích, suy nghĩ, tìm tòi như đọc sách, học ngoại ngữ, chơi ô chữ, hay tham gia vào các cuộc thảo luận hứng thú sẽ giữ được tinh thần minh mẫn, tỉnh táo lâu dài.
* Có tập quán dinh dưỡng tốt. Cách tốt nhất để chống lại già trước tuổi hay bệnh tật. Thức ăn là năng lượng. Phải tìm hiểu những phương cách dinh dưỡng lành mạnh, cũng như những sinh tố hay khoáng chất mà cơ thể mình cần.
* Sống có ý nghĩa. Sống phải có những mục đích đáng đeo đuổi. Ý thức rõ mục đích công việc mình đang làm dễ gây cho mình cảm hứng, giúp mình tập trung, chú ý, tránh được buồn nản, bẳn gắt, và kết quả tích cực sẽ nâng cao giá trị của chính mình.
* Biết phòng ngừa bệnh tật. Đây là yếu tố quan trọng có giá trị điều chế tiến trình lão hóa. Cần khám tổng quát thường xuyên để kịp ngăn chận các bệnh hiểm nghèo. Đừng bao giờ nghĩ là các chứng đau nhức hành hạ mình chỉ là hậu quả của tuổi già.

Sau khi phân tích các yếu tố nói trên, Giáo sư Demko đề nghị một lối tính tuổi mới mà ông cho là chính xác hơn. Ông đặt tên cho công thức tính tuổi của ông là: DNA-Plus. DNA là viết tắt của Demko's Neo Age, Plus ngụ ý là già với những đặc tính tích cực. Công thức DNA-Plus tính trung bình của 4 lọai tuổi:

* Tuổi thời gian, tính theo số năm đã sống.
* Tuổi thể chất, tính theo tình trạng sức khỏe.
* Tuổi xã hội, tính theo mức độ sinh hoạt hằng ngày trong việc làm, đời sống gia đình, giải trí, hay các công tác thiện nguyện.
* Tuổi tâm lý, tính theo khả năng đối phó với khủng hoảng, mâu thuẫn, sự căng thẳng trong đời sống, hay thích ứng với mọi sự thay đổi bất ngờ.

Nếu áp dụng công thức này cho một người đã sống đến 80 năm (tuổi thời gian), có tình trạng sức khỏe của một người sống 70 năm (tuổi thể chất), có mức độ hoạt động của một người sống 60 năm (tuổi xã hội), và có khả năng ứng phó của một người mới sống 50 năm (tuổi tâm lý), thì tuổi trung bình của người này sẽ là (80+70+60+50) : 4 = 65 tuổi (Neo Years), nghĩa là tuổi chính xác của người này chỉ mới 65 chứ không phải là 80 theo cách suy nghĩ thông thường.

Bởi vậy cho nên, các Anh các Chị ơi, hãy mỉm cười như tôi mỗi buổi sáng khi thức dậy và bắt đầu ngày mới với một nụ cười: Già ơi, Chào Mi!

Vâng, đúng vậy. Tuổi già đã đến với tôi, và tôi đã làm thân với nó. Vì tò mò tôi cũng đã tính tuổi tôi theo công thức DNA-Plus của Giáo sư Demko. Bây giờ đến lượt Anh và Chị. Anh, Chị thử tính xem mình bao nhiêu tuổi?


Copyright © 2008 Saigon Echo. All Rights Reserved.